Xác lập mức trọng yếu tổng thể và phân bổ trọng yếu cho nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu 392 Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA) thực hiện (Trang 30 - 32)

hạn

Xác lập mức trọng yếu là công việc được thực hiện trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán. Đầu tiên CPA VIETNAM tiến hành xác lập mức trọng yếu cho toàn báo cáo tài chính sau đó sẽ phân bổ mức ước lượng ban đầu này cho từng bộ phận của báo cáo tài chính. Mức trọng yếu thường được đánh giá ban đầu dựa vào kinh nghiệm và khả năng phán đoán của kiểm toán viên. Các cơ sở xác lập mức trọng yếu, tỷ lệ để sử dụng để tính ra mức trọng yếu và phương pháp phân bổ mức trọng yếu tổng thể cho các khoản mục có thể thay đổi với từng khách hàng. Ví dụ như khoản mục hàng tồn kho có thể coi là trọng yếu đối với một doanh nghiệp sản xuất nhưng lại là không trọng yếu với một công ty tư vấn. Hay sự chênh lệch số tiền 100 triệu đồng là trọng yếu đối với một công ty nhỏ nhưng không trọng yếu với công ty lớn với số vốn lên tới hàng trăm tỷ đồng.

Qua đây ta thấy tùy vào quy mô và đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng mà việc xác lập mức trọng yếu phải được vận dụng linh hoạt. Đứng trước yêu cầu này, CPA VIETNAM đã đưa ra một văn bản hướng dẫn việc xác định mức độ trọng yếu trong kiểm toán Báo cáo tài chính như sau:

Bảng 5: Căn cứ xác định trọng yếu của CPA VIETNAM

Chỉ tiêu Mức trọng yếu

1. Lợi nhuận trước thếu 5% - 10%

2. Doanh thu 1% - 2%

3. Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 5% - 10%

4. Nợ ngắn hạn 5% - 10%

5. Tổng tài sản 3% - 6%

Dựa vào căn cứ này kiểm toán viên thực hiện xác lập mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ báo cáo tài chính và phân bổ cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính. Căn cứ để phân bổ là mức độ phức tạp của khoản mục, khả năng xảy ra gian lận hoặc sai sót của khoản mục.

Đối với khách hàng SMILE, kiểm toán viên chọn mức trọng yếu tổng thể cho toàn bộ báo cáo tài chính là 768.984.512 đồng. Mức trọng yếu tổng thể được phân bổ cho khoản mục nợ phải trả nhà cung cấp theo tỷ lệ 25% và cho các khoản vay với tỷ lệ là 20%.

2.3.Thiết kế chương trình kiểm toán chi tiết

Chương trình kiểm toán được thiết lập trong công ty nhằm cụ thể hoá những bước công việc phải thực hiện với các chi phí và thời gian kiểm toán hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả kiểm toán. Chương trình kiểm toán được thiết kế riêng cho từng khoản mục trên báo cáo tài chính.

Khi tiến hành kiểm toán, các kiểm toán viên tiến hành ghi chép vào Giấy tờ làm việc( Working paper – WP). Giấy tờ làm việc của CPA VIETNAM hệi nay được thể hiện trên giấy A4. Trên giầy tờ làm việc chủ yếu kiểm toán viên sẽ ghi tờ bút toán điều chỉnh, ghi tóm tắt các bước công việc thực hiện và nhận xét của kiểm toán viên.

Để quản lý giấy tờ làm việc, CPA VIETNAM tiến hành đánh tham chiếu theo tùng phần hành. Chẳng hạn đối với tiền thì tham chiếu là 5130, phải trả người bán là 6130, phải thu khách hàng là 5330….Trong từng khoản mục thì kiểm toán viên đánh theo quy tắc “Phải trên – Trái xuống” tức là kiểm toán viên có thể đánh 6130/2hoặc 2/6130. Kiểm toán viên đánh tham chiếu trên cả giấy tờ làm việc và các giấy tờ có liên quan khác…Việc đánh tham chiếu này thực sự có ý nghĩa quan trọng trong công tác tiến hành kiểm toán. Nó kiểm toán viên có thể liên kết số liệu với nhau một cách dễ dàng.

Các chương trình kiểm toán thường được lưu vào hồ sơ kiểm toán theo đúng chỉ mục trong hồ sơ nhằm mô tả những bước công việc sẽ tiến hành đối với từng khoản mục cụ thể.

Một phần của tài liệu 392 Hoàn thiện quy trình kiểm toán nợ ngắn hạn trong kiểm toán tài chính do Công ty Hợp danh Kiểm toán Việt Nam (CPA) thực hiện (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w