Đặc điểm NVL

Một phần của tài liệu Một vài đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu (Trang 37 - 38)

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố cơ bản, là cơ sở vật chất để tạo nên thực thể sản phẩm, đặc biệt là NVL đó lại gắn với ngành sản xuất sản phẩm cơ khí. Sản phẩm của Công ty chủ yếu là: Cột, xà thép mạ kẽm nóng, phụ kiện đường dây, kết cấu thép và thiết bị cho các nhà máy thủy điện, nhiệt điện … nên NVL mà Công ty sử dụng chủ yếu là các kim loại đen như: Gang, thép. Các loại thép gồm: thép tròn, thép tấm, thép lá … Ngoài ra, còn có các kim loại màu như: đồng, kẽm…

Nguyên vật liệu của Công ty cũng mang đầy đủ những đặc điểm của NVL trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung. Nguyên vật liệu thuộc loại Tài sản ngắn hạn, nó chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, giá trị của vật liệu chuyển một lần vào giá trị của sản phẩm, hình thái bên ngoài của vật liệu thay đổi sau quá trình sản xuất. Bên cạnh những đặc điểm chung đó, nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần Cơ khí Điện lực còn mang những đặc thù riêng. Các kim loại màu của Công ty dễ bị ôxy hóa, hóa chất rất dễ bị mất phẩm màu, que hàn dễ bị ẩm ướt… nên nếu việc vận chuyển và bảo quản không tốt thì chất lượng NVL sẽ không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Chi phí NVL chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 70% trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của Công ty. Khi có biến động về chi phí NVL sẽ ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm, ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận của Công ty. Vì vậy, việc tổ chức quản lý tốt NVL có một ý nghĩa hết sức quan trọng.

Nguồn cung cấp NVL của Công ty chủ yếu từ các đơn vị trong nước. Các nhà cung cấp lớn của Công ty là: Công ty Cơ điện Thủ Đức, Công ty CP SX & TM Hoàng Đạt, Công ty TNHH Kim khí Chương Dương… Ngoài các nguồn hàng trong nước thì một số NVL Công ty phải nhập từ nước ngoài chủ yếu nhập Kẽm từ Nhật Bản. Nguyên vật liệu của Công ty được quản lý ở Phòng Kinh doanh và Phòng Tài chính – Kế toán. Phòng Kinh doanh có nhiệm vụ quản lý về số lượng, chủng loại vật tư với nguyên tắc là lưu kho, lưu trữ đủ cho sản xuất. Dựa trên định mức vật tư do Phòng Kỹ thuật – Sản xuất cung cấp, Phòng Kinh doanh tiến hành tổ chức thu mua, vận chuyển, bảo quản vật tư nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời nhu cầu cho sản xuất,

tránh tồn kho NVL một cách không cần thiết. Phòng Tài chính – Kế toán có nhiệm vụ thực hiện quản lý vật tư về mặt giá trị.

Một phần của tài liệu Một vài đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w