2 7.600 500 19.000.000 Khoán gọn theo m
2.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
2.2.3.1. Đặc điểm chi phí máy thi công
Sản xuất xây lắp là ngành sản xuất mà sản phẩm tương đối phức tạp, điều kiện sản xuất đòi hỏi sự hỗ trợ của máy móc. Nhất là hiện nay khi càng có nhiều những công trình lớn thì sự hỗ trợ của máy móc là không thể thiếu được. Máy móc thi công không những góp phần hỗ trợ đắc lực con người mà nó còn là yếu tố nhằm đẩy nhanh tốc độ thi công, hạ giá thành sản phẩm.
Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, các doanh nghiệp luôn chú trọng vào việc đầu tư máy móc kỹ thuật, các doanh nghiệp xây lắp không phải là ngoại lệ. Tuy vậy, không phải doanh nghiệp xây lắp nào cũng có thể
đủ các tiềm lực kinh tế để trang bị cho mình một hệ thống máy móc thi công hiện đại.
Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội không phải là một công ty có tiềm lực mạnh. Công ty tuy đã có sự chú trọng đáng kể vào việc đầu tư vào máy móc thi công, phục vụ các công trình nhưng máy móc thi công của Công ty chỉ bao gồm một số loại như: máy trộn bê tông, máy đầm đất, máy ủi, máy vận thăng. Công ty cũng tổ chức một đội riêng để quản lý và thực hiện vận hành các loại máy này. Trong cùng một tháng, máy thi công có thể phục vụ ở nhiều công trình khác nhau nên đội máy thi công phải theo dõi toàn bộ hoạt động xe máy của mình và có sự báo cáo lên Phòng kỹ thuật của Công ty. Các chứng từ liên quan đến sử dụng máy thi công phải được lưu giữ và bàn giao cho kế toán vào cuối tháng để làm căn cứ cho việc tính toán chi phí máy thi công cho từng công trình. Chi phí phát sinh cho công trình nào thì hạch toán vào chi phí của công trình đó.
Do trong một thời gian, Công ty có thể tiến hành xây dựng nhiều công trình khác nhau, các công trình này đều có nhu cầu sử dụng máy thi công mà đội máy thi công của Công ty không thể đáp ứng, hoặc máy móc hiện tại của Công ty không đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật thì đội trưởng các công trình có thể chủ động thuê máy thi công ngoài.
Do vậy, chi phí máy thi công của Công ty bao gồm:
- Chi phí lương, phụ cấp, làm thêm giờ công nhân trực tiếp lái máy và được hạch toán vào tài khoản 6231.
- Chi phí vật liệu phục vụ máy thi công, được hạch toán vào tài khoản 6232
Hai nội dung kế toán trên giống kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp. Riêng chi phí nguyên vật liệu dùng cho máy thi công mua về dùng ngay nên thông thường căn cứ ghi sổ thường là
hóa đơn mua vật liệu và chi phí nhân công sử dụng máy thi công không bao gồm các khoản trích theo lương.
- Chi phí khấu hao máy thi công: áp dụng cho máy thi công thuộc quyền sở hữu của Công ty. Khấu hao máy thi công của Công ty nói riêng và khấu hao tài sản cố định của Công ty nói chung được tính theo phương pháp đường thẳng và khấu hao theo tháng.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí mua bảo hiểm máy thi công, chi phí sửa chữa máy thi công, điện nước cho máy thi công, chi phí thuê máy thi công ngoài.
2.2.3.2. Quy trình hạch toán chi phí sử dụng máy thi công
Chi phí nhân công điều khiển máy thi công:
Hiện nay, đội ngũ lái máy thi công của Công ty không phải là lớn do lượng máy thi công không lớn. Trong đa số trường hợp, máy thi công do công nhân lái máy của Công ty điều khiển kể cả máy của Công ty hay máy thi công thuê ngoài. Đối với trường hợp thuê theo phương thức thuê toàn bộ thì chi phí trả cho công nhân lái máy thuê ngoài cũng như các chi phí nhiên liệu liên quan đến máy thi công đều được hạch toán vào chi phí dịch vụ mua ngoài.
Đối với công trình Nam Thăng Long- khu T5, vào quý cuối cùng năm 2007, Công ty đang tập trung cho công trình nhà G4 Yên Hòa nên máy thi công cho công trình này là thuê ngoài.
Chứng từ sử dụng cho hạch toán ban đầu là: Bảng chấm công, Bảng theo dõi xe, máy thi công. Mẫu Bảng chấm công giống như hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Căn cứ vào Bảng chấm công cùng Bảng theo dõi hoạt động xe, máy thi công (Biểu 16), kế toán tiến hành tính toán lương cho công nhân lái máy. Nếu công nhân lái máy cho nhiều công trình khác nhau thì kế toán phân bổ tiền lương công nhân lái máy cho từng công trình.