Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nộ

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI (Trang 35 - 37)

hợp chi phí theo đối tượng là công trình hay hạng mục công trình. Tức là chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp theo công trình, hạng mục công trình đó; đối với chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp như theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo tỷ lệ sản lượng dựa trên giá trị dự toán.

Trong việc tập hợp chi phí sản xuất, để thuận tiện cho việc tính giá thành cũng như việc quản lý chi phí theo định mức, chi phí được tập hợp phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung trong đó chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công lại được theo dõi riêng theo yếu tố. Chi phí nguyên vật liệu thông thường phát sinh với giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chi phí máy thi công thông thường là khoản chi phí phát sinh với giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong hầu hết giá trị công trình của Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội.

2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Ở Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, đối tượng tính giá thành được xác định là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán. Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, trên nguyên tắc Công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn). Giá thành công trình, hạng mục công trình được tính bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ. Trong đó, sản phẩm dở dang chính bằng là phần giá trị công trình, hạng mục công trình

chưa hoàn thành hoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.

Việc vận dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như đã trình bày được thể hiện thông qua trình tự hạch toán như sau:

• Trình tự hạch toán chi tiết:

Bước 1: Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 3: Cuối kỳ tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.

• Trình tự hạch toán tổng hợp

Bước 1: Tập hợp các chi phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều công trình, phân bổ cho từng công trình.

Bước 3: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính ra giá thành sản phẩm xây lắp.

2.2.Nội dung công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội đã và đang thực hiện khá nhiều công trình chủ yếu là công trình dân dụng như nhà ở, nhà làm việc, trường học như: VP làm việc Traphaco, Nhà G4 Yên Hòa, trường mầm non Nhân Hòa, nhà làm việc Cục Xúc tiến thương mại… Để tìm hiểu quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, khuôn khổ chuyên đề thực tập chuyên ngành chỉ xin trình bày chi tiết quá trình hạch toán phần hành này tại Công ty ở công trình

Nam Thăng Long-khu T5, mã số công trình K01- 0023. Đây là công trình được khởi công vào tháng 10 năm 2006. Xí nghiệp số 4 chịu trách nhiệm thi công công trình này dưới sự giám sát chặt chẽ của Công ty. Vào thời điểm cuối năm 2007, công trình vẫn chưa hoàn thành. Theo thỏa thuận giữa chủ đầu tư và Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội thì chủ đầu tư sẽ thực hiện thanh toán theo tiến độ hàng quý. Do vậy, kế toán Công ty phải có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phần công việc hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư hàng quý.

Như đã trình bày ở trên, để thuận tiện cho quá trình hạch toán, tính giá thành cho sản phẩm xây lắp, Công ty tiến hành tập hợp, hạch toán chi phí sản xuất theo khoản mục. Nội dung kế toán chi phí sản xuất của Công ty theo từng khoản mục, phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, tính giá thành sản phẩm xây lắp được cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI (Trang 35 - 37)