Chương 4 Đánhgiá chiến lược hiện tại của VNEPH

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh Độc lập của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (VNEPH) khi không còn độc quyền xuất bản sách giáo khoa (Trang 32 - 34)

- Tạo nhiều việc làm cho xã hội Chú trọng an toàn và sức khỏe

Chương 4 Đánhgiá chiến lược hiện tại của VNEPH

4.1. Bình luận chiến lược kinh doanh gắn với sứ mệnh củaVNEPH VNEPH

Chiến lược kinh doanh của VNEPH hiện nay đang gặp nhiều thuận lợi về thương hiệu, khách hàng và thị phần. Tuy vậy nó cũng gặp những bất lợi nhất định. Do việc độc quyền xuất bản SGK đã dem lại những lợi thế trong cạnh tranh. Hiện nay ở lĩnh vực này VNEPH không có đối thủ đây vừa là cơ hội nhưng cũng đầy thách thức. VNEPH hưởng một sự ưu

đãi lớn về chính sách nhà nước, về thị phần và thị trường. Điều này làm cho VNEPH thiếu tính năng động, thiếu sự chủ động về đổi mới, cải tiến để đáp ứng với những thách thức trong môi trường hội nhập. Nhìn vào các nước trong khu vực cũng như thế giới.

Với sứ mệnh của mình, VNEPH đang hoàn thành nhiệm vụ chính trị và dần lãng quên nhiệm vụ kinh doanh. Việc thực hiện mô hình công ty mẹ con là một sự đổi mới cơ bản về nội hàm của VNEPH. Số các công ty con nhiều hơn sẽ đẩy mạnh cổ phần hóa đồng nghĩa với việc huy động vốn được tốt hơn và cũng càng khẳng định thương hiệu của VNEPH. Tuy nhiên việc mở rộng mô hình cũng tạo ra một thách thức đó là nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu vì thế chưa trẻ hóa được nguồn nhân lực đặc biệt là lãnh đạo chưa có tầm nhìn.

Một mảng lớn trong chiến lược của VNEPH là sản xuất và cung cấp thiết bị giáo dục cho các nhà trường. Về phương diện sản xuất do chưa đầu tư nhân lực và công nghệ nên hiện nay chưa sản xuất một các quy mô mà chủ yếu là nhập và cung cấp. Về cung cấp thì hiện nay nhiều công ty khác đang chiếm thị phần vì họ đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này

đồng thời họ tìm được những sản phẩm giá rẻ.

Về đầu tư tài chính, đây là lĩnh vực trái ngành và tôi cho rằng VNEPH khố thành công.

Về đầu tư bất động sản: VNEPH đang sở hữu những mảnh đất tốt và có cơ hội đầu tư. Tuy nhiêndo năng lực vố và nhân lực VNEPH đang khó khăn trong thực hiện chiến lược này.

4.2. Tính hiệu quả của chiến lược trong mối quan hệ giữa môi trường bên trong vỡ môi trường bên ngoỡi môi trường bên trong vỡ môi trường bên ngoỡi của VNEPH

Qua phân tích PEST trên ta thấy việc thực hiện chiến lược của VNEPH đang có những thuận lợi. Tuy nhiên cũng tiềm ẩn những khó khăn và thách thức.

Về sản phẩm thay thế đang có xu hướng bất lợi khi nhà nước thay đổi chính sách, thay đổi luật giáo dục : Một chương trình và nhiều bộ sách giáo khoa. Khi đó VNEPH bị chia sẻ thị phần truyền thống của mình về SGK đi kèm với nó là thị trường STK bị chi sẻ. Vì lúc đó có cạnh tranh thực sự về xuất bản SGK và các sản phẩm kèm theo là STK và thiết bị. Như phân tích trên, thị trường ổn định hiện nay của VNEPH là hàng năm cung cấp trên 200

triệu bản sách. Nếu có n bộ sách giáo khoa thì thị trường sẽ bị phân chia nhỏ và thị phần của VNEPH giảm đi n lần. Như vậy sự thay đổi về pháp luật đã tạo ra bất lợi cho VNEPH.

Bảng số lượng xuất bản : ĐVT Triệu bản

2006 2007 2008 2009 SGD 178.60 203 228 211.9 KHXH 4.12 5.976 17.84 17.881 Kỹ Thuật 8.06 12.449 10.6 8.007 Thiếu Nhi 11.64 15.435 21.014 22.319 văn học 8.03 11.091 2.285 2.613 tổng 210.45 248.0 279.74 262.72

Bảng 8. Thị phần sách trên toàn quốc (nguồn : Niên giám thống kê)

Qua bảng trên ta thấy, VNEPH đang chiếm một thị phần rất lớn, khoảng 80% thị trường nội địa.

Về môi trường bên trong: Do VNEPH đang mải mê với sự độc quyền với thị tường tuyền thống sẵn có thì các công ty khác họ đã dần dần hoàn thiện và chiếm toàn bộ thị trường bán lẻ. Gần như ở Việt Nam các siêu thị sách không có mặt của VNEPH và đây là bất lợi lớn cho việc cạnh tranh của mình.

Đối với đầu tư tài chính và bất động sản: Đây là lĩnh vực trái ngành nghề vì thế không nên đầu tư quá lớn vào lĩnh vực này vì chi phí sản xuất lớn do không có đủ năng lực chuyên môn. Hiện nay hiệu quả trong lĩnh vực này thấp mà rủi ro cao.

4.3. Những khó khăn trong quá trình thực thi chiến lược của VNEPH lược của VNEPH

Hiện nay trong chiến lược của mình, với 4 hạng mục kinh doanh thì thuận lợi nhất là xuất bản SGK và STK. Tuy nhiên như phân tích trên nó vẫn tiềm ẩn nguy cơ cạnh trạn trong tương lai. Khó khăn lớn nhất của VNEPH là thực thi các hạng mục còn lại.

Đối với lĩnh vực thiết bị: Do đầu tư quá nhiều nhân lực, vật lực để làm SGK và STK mà VNEPH không thể đầu tư vào lĩnh vực này và đã để mất vào các công ty khác. Hiện tại VNEPH chỉ có một công ty con xuất bản các thiết bị truyền thống là tranh ảnh, bản đồ nhưng còn chiếm thị phần rất nhỏ. Các thiết bị mần non, thiết bị phòng học ,…đã bị các công ty khác chiếm thị phần.

Đối với lĩnh vực đầu tư tài chính: Do không có nguồn nhân lực để đáp ứng nên làm ăn chỉ là vấn đề nhỏ lẻ như đầu tư thị trường chứng khoán, đầu tư cho vay. Việc đầu tư nay không hiệu quả mà rủi ro lớn.

Đối với lĩnh vực bất động sản: Tiềm năng lớn song vốn ít, nhân lực không có nên khó đầu tư. Việc liên danh, liên kết khó vì lãnh đạo không hiểu biết nhiều về lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Chiến lược kinh doanh Độc lập của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (VNEPH) khi không còn độc quyền xuất bản sách giáo khoa (Trang 32 - 34)