MỘT SỐ THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN KHI TIẾN HÀNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 69 - 73)

NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO

VIỆT HÀ NỘI.

1. Một số thuận lợi.

Bắt đầu từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 12/1986 ) , chúng ta thực hiện mở cửa giao lưu với bên ngoài trên nguyên tắc: “Tôn trọng độc lập chủ quyền, không can thiệp vào nội bộ của nhau và đảm bảo hai bên cùng có lợi”, trong nước thì thực hiện CNH-HĐH đất nước, nền kinh tế chuyển từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của nhà nước. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và sở hữu đa dạng đã tạo điều kiện cho chúng ta nhanh chóng xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, sự kiện Mỹ xoá bỏ cấm vận kinh tế vào Việt Nam (1/1/1995) cùng với sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức của khối ASEAN (28/7/1995) đã tạo cho chúng ta nhiều cơ hội để hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực.

Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển kinh tế khá cao, đặc biệt là Hà Nội có tốc độ tăng trưởng khá, với sự tham gia tích cực của các thành phần kinh tế, tốc độ đầu tư tăng nhanh đặc biệt là đầu tư nước ngoài dưới nhiều hình thức. Hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng lớn, cùng với quá trình đô thị hoá ngày càng nhanh, Hà Nội đã đang và sẽ xây dựng nhiều trụ sở thương mại, khách sạn, nhà hàng lớn … giá cả khá ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức hai con số, đời sống nhân dân thủ đô được nâng cao cả về mặt vật chất và tinh thần. Đây thực sự là môi trường thuận lợi để ngành bảo hiểm nói chung và nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy nói riêng phát triển .

Bên cạnh đó, việc đổi mới cơ chế quản lý, thực hiện giao vốn cho các doanh nghiệp nên công tác bảo toàn và phát triển vốn nặng nề hơn trước. Để làm tốt công tác này thì theo thông tư số 82/TCCN ngày 31/12/1991 của bộ Tài Chính hướng dẫn thực hiện chỉ thị số 332/HĐBT về bảo tồn vốn với các doanh nghiệp Nhà nước ghi rõ: “Các doanh nghiệp cần phải mua bảo hiểm tài sản để tạo nguồn bù đắp cho những thiệt hại. Khoản chi phí mua bảo hiểm sẽ được

hạch toán vào giá thành hoặc chi phí lưu thông của doanh nghiệp. Nhà nước sẽ không cho ghi giảm vốn trong trường hợp tài sản bị tổn thất do những rủi ro mà các công ty bảo hiểm trong nước đã triển khai những loại hình bảo hiểm tương tự ..”. Đây thực sự là một yếu tố thuận lợi cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm mới và khó như nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.

Việc đổi mới cơ chế quản lý khiến nhiệm vụ bảo toàn vốn của các doanh nghiệp Nhà nước trở nên khó khăn hơn.Trước kia các doanh nghiệp Nhà nước thường nhận được sự trợ giúp của nhà nước nên không có nhu cầu mua bảo hiểm, nhưng giờ đây sự sự bảo trợ của nhà nước không còn tất yếu dẫn tới nhu cầu mua bảo hiểm tăng. Thêm vào đó, nhận thức của khách hàng ngày càng được nâng cao, họ đã thấy được rõ hơn tầm quan trọng của việc tham gia bảo hiểm nên tham gia nhiều hơn, mạnh dạn tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm mới.

Luật kinh doanh bảo hiểm chính thức có hiệu lực là một thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm cho các công ty bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm nói chung và Bảo Việt Hà Nội nói riêng. Sự kiện này không chỉ đưa ra cơ sở pháp lý cho hoạt động của các công ty bảo hiểm, chấm dứt thời kì hoạt động không có cơ sở pháp lý rõ ràng, mà còn có tác dụng xoá bỏ các hoạt động khai thác, môi giới tái bảo hiểm trái phép của các văn phòng đại diện nước ngoài. Tạo sân chơi cạnh tranh lành mạnh cho các công ty bảo hiểm.

Nghị định 100/CP của chính phủ ban hành ngày 18/2/1993 và Nghị định 74/CP ban hành ngày 14/6/1997 đã cho phép các doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam đã tạo ra sự cạnh tranh mãnh mẽ giữa các công ty bảo hiểm thúc đẩy thị trường bảo hiểm phát triển.

2. Một số khó khăn.

Trình độ dân trí còn thấp, nhân dân chưa có tập quán mua bảo hiểm cho mọi đối tượng cần thiết phải tham gia bảo hiểm như: con người, tài sản, trách nhiệm. Rất nhiều người còn hiểu sai lệch về bảo hiểm coi bảo hiểm là lừa đảo, một số người do bất bình với bảo hiểm y tế nên đã quay lưng lại với bảo hiểm

thương mại. Hơn nữa, đời sống kinh tế xã hội nói chung còn thấp nên hoạt động bảo hiểm cá nhân đặc biệt đối với loại bảo nghiệp vụ bảo hiểm tài sản chưa nhiều. tham gia bảo hiểm đối với họ nói riêng đối với toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Sự chuyển đổi cơ chế tập chung quan liêu bao cấp sang kinh tế thị trường làm cho nhiều doanh nghiệp đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ không hiệu quả. Do vậy trên thực tế, mặc dù họ hiểu được tác dụng, sự cần thiết của việc tham gia bảo hiểm nhưng không có điều kiện tham gia bảo hiểm do không có khả năng chi trả. Mặt khác, do duy trì khá lâu cơ chế tập chung quan liêu bao cấp dẫn đến việc một số doanh nghiệp Nhà nước có thói quen trông chờ vào sự hậu thuẫn của Nhà nước khi gặp rủi ro nên mặc dù có khả năng chi trả nhưng họ vẫn không tham gia, họ chưa thấy rõ được trách nhiệm phải bảo toàn vốn nhất là bằng con đường tham gia bảo hiểm. Bên cạnh đó, một số dơn vị kinh doanh cũng như các chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế tuy đã nhận thức được những khó khăn phức tạp của công tác bảo tồn và phát triển vốn nhưng lại không có hiểu biết nhất định về kinh doanh bảo hiểm nên họ chưa thực sự tin tưởng vào hoạt động của các cơ quan bảo hiểm nên họ chỉ tham gia một cách dè dặt ở mức tối thiểu, và thường không tham gia những nghiệp vụ bảo hiểm mới như nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy. Trên thực tế, một số doanh nghiệp Việt Nam khi phải mua bảo hiểm đã coi đó như là một sự bắt buộc và luôn tìm cách trốn tránh.

Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm Hà Nội nói riêng có nhiều biến động đáng kể. Nghị định 100/CP ban hành ngày 18/2/1993 và Nghị định 74/CP ban hành ngày 14/6/1997 của chính phủ về việc cho phép nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế kể cả các doanh nghiệp nước ngoài tham gia kinh doanh bảo hiểm đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Trên thị trường Hà Nội có 13 trong tổng số 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ triển khai hoạt động và chú trọng đầu tư, phát triển thị trường. Trong bối cảnh diễn biến phức tạp như vậy sự cạnh tranh và lôi kéo khách hàng trong cùng ngành và các công ty khác nhau đã làm ảnh hưởng không

nhỏ tới các nghiệp vụ bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội. Ngoài ra các công ty bảo hiểm nước ngoài thường đưa ra một mức phí bảo hiểm hợp lý, đa dạng hơn mức phí mà các công ty bảo hiểm trong nước đang áp dụng do các công ty này thường nhận được sự hỗ trợ về nghiệp vụ từ các công ty mẹ (như mức phí, kinh nghiệm trong khai thác, marketing, dự phòng, giám định bồi thường).

Là một công ty hoạt động chủ yếu trên địa bàn thủ đô, nơi tập trung nhiều công ty bảo hiểm trong và ngoài nước đã và đang cạnh tranh gay gắt gây không ít khó khăn cho công ty như:

 Thứ nhất, hiện nay ở nước ta luật kinh doanh bảo hiểm mới ra đời , nên trên thị trường vẫn tồn tại một số hoạt động khai thác, môi giới, tái bảo hiểm trái phép của các văn phòng đại diện nước ngoài. Sự hoạt động của các văn phòng này đã làm cho không khí cạnh tranh trên thị trường càng thêm khốc liệt, gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực.

 Thứ hai, là việc các công ty bảo hiểm khi khai thác nghiệp vụ đã trả hoa hồng ở mức cao và sai đối tượng quy định của Bộ Tài Chính.

 Trong những năm gần đây cùng với chính sách mở cửa của nhà nước số lượng các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Việt Nam ngày càng tăng. Trong điều 9 chương II luật đầu tư nước ngoài vào Việt Nam quy định rằng: “Tài sản của các xí nghiệp liên doanh được bảo hiểm tại các công ty bảo hiểm Việt Nam hoặc các công ty bảo hiểm khác do hai bên thoả thuận”, cho nên nhiều nhà đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm tài sản của họ tại các công ty bảo hiểm nước ngoài mà họ tin tưởng hơn thay vì tham gia bảo hiểm tại một doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tại Việt Nam. Điều này đã tạo cho các công ty bảo hiểm nước ngoài không phải vào Việt Nam mà vẫn thu được phí bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, khiến cho các công ty bảo hiểm trong đó có Bảo Việt Hà Nội bị thất thu phí ngay trên đất nước mình về các nghiệp vụ. Để giải quyết vấn đề này, Nhà nước cần phải có sự bảo hộ bằng luật đầu tư.

 Theo cơ chế thị trường, các doanh nghiệp phải tự hạch toán kinh doanh chi phí mua bảo hiểm được tính và chi phí hoạt động kinh doanh, do vậy việc

mua bảo hiểm có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả - hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên chủ doanh nghiệp chỉ mua các loại hình bảo hiểm bắt buộc ở mức tối thiểu. Đây thực sự là một trở ngại lớn cho việc triển khai nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy.

Cuối cùng là những khó khăn từ phía Bảo Việt Hà Nội: Chất lượng phục vụ khách hàng đôi khi còn rất nhiều hạn chế, đôi khi còn tồn tại tình trạng tư vấn chưa chính xác đã gây không ít khó khăn cho công ty khi giải quyết bồi thường hay khi khách hàng thắc mắc giải thích chưa thoả đáng, thái độ chưa hoà nhã, khiêm tốn gây bất bình cho khách hàng. Bởi nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy là một nghiệp vụ mới và khó, khiếu nại bồi thường phần lớn là cho đối tác nước ngoài, trong khi số cán bộ có trình độ ngoại ngữ và làm tốt các khâu chưa nhiều, việc xác định số tiền bảo hiểm, số tiền thiệt hại về lợi nhuận gộp lại rất phức tạp.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w