II. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM GIÁN ĐOẠN KINH DOANH SAU CHÁY TẠI BẢO VIỆT HÀ NỘ
3. Côngtác giám định bồi thường.
Mục đích của hoạt động kinh doanh bảo hiểm là bồi thường nhanh chóng chính xác, kịp thời công bằng cho người được bảo hiểm khi không may xảy ra tổn thất. Công tác giám định bồi thường được thực hiện hiệu quả là một phương pháp hữu hiệu để tạo uy tín về công ty bảo hiểm với khách hàng. Bởi khách hàng chính là người quảng cáo có hiệu quả hơn cả cho uy tín của công ty. Không những thế làm tốt công tác này giúp bồi thường chính xác, đầy đủ mà còn có tác dụng không nhỏ trong đánh giá và quản lý rủi ro ở kỳ sau, năm sau tôt hơn cũng như việc xác định phí bảo hiểm ở kỳ tương lai tốt hơn, sát với thực tế hơn.
Để tiến hành công tác giám định và bồi thường được đầy đủ chính xác, công ty bảo hiểm phải dựa vào kết quả thu được từ công tác giám định tổn thất. Do đó, đối với Bảo Việt Hà Nội, công tác giám định bồi thường được đánh giá là một dịch vụ sau khách hàng hết sức quan trọng.
Trong thời gian qua trên địa bàn Hà Nội xảy ra một số vụ thiệt hại hoả hoạn không nhỏ cho các tổ chức cá nhân liên quan, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị hoả hoạn. Chúng ta có thể đơn cử ra một vài vụ hoả hoạn như sau:
- 3/11/2002 cháy tại xưởng máy nông cụ của công ty TNHH Nam Cường do sự cố về điện làm thiệt hại hơn 800 triệu.
- 5/1/2003 cháy kho chứa hàng điện lạnh của công ty TNHH Anh Tùng, con số thiệt hại lên đến hơn 1000 triệu đồng.
- 9/5/2003 cháy tại xưởng chế biến mỳ ăn liền xuất khẩu của công ty kinh doanh chế biến lương thực thực phẩm Hà Việt thiệt hại ước tính vào khoảng 4500 triệu đồng.
Chỉ tính riêng trong sáu tháng đầu năm 2003 trên địa bàn Hà Nội đã xảy ra 140 vụ hoả hoạn, giá trị tài sản thiệt hại ước tính 6.413.210 triệu đồng(Theo số liệu thống kê của công an thành phố Hà Nội).
Nhưng hầu hết các vụ cháy đều xảy ra ở những đơn vị kinh doanh không tham gia bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy, có chăng cũng chỉ tham gia bảo hiểm hoả hoạn, nhưng những vụ hoả hoạn đó đã gióng lên những hồi chuông cấp báo về công tác phòng cháy chữa cháy.
Thực tế công tác giám định bồi thường tổn thất của Bảo Việt Hà Nội sau gần 10 triển khai nghiệp vụ mới trải qua 5 vụ tổn thất gây ra bởi các vụ hoả hoạn ước tính thiệt hại khoảng vài trăm triệu đồng/vụ, nhưng không vì thế mà công tác này không gặp phải một số khó khăn. Không giống như các nghiệp vụ bảo hiểm khác, nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy có đặc điểm riêng là sau khi tổn thất phải chờ một thời gian nhất định (giai đoạn bồi thường) người bảo hiểm mới có thể xác định được số thiệt hại thuộc trách nhiệm bồi thường. Do vậy hồ sơ giám định bồi thường không thể hoàn tất trong thời gian ngắn, mà thường kéo dài, điều này mang lại không ít khó khăn cho cán bộ Bảo Việt Hà Nội. Nhưng không thể phủ nhận rằng, cán bộ Bảo Việt Hà Nội đã có rất nhiều cố gắng trong việc hoàn thành các biên bản giám định bồi thường khách quan vô tư, chính xác, nhằm chi trả bồi thường đúng, đủ, nhanh chóng cho khách hàng. Tình hình bồi thường tại Bảo Việt Hà Nội đối với nghiệp vụ bảo hiểm này được thể hiện ở số liệu bảng 5.
Bảng 5: Tình hình bồi thường nghiệp vụ bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (1999-2003).
Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 1. Số vụ BT (vụ) 1 2 2 0 0 2. STBT(Trđ) 10.20 382,6 76,4 0 0 3. STBTBQ/VỤ(Trđ) 10,20 191,13 38,22 0 0 4. DT phí BH(Trđ) 505 650 824 952 1224 5. Tỷ lệ BT(%) 2,0 58,86 9,27 0 0
(Nguồn số liệu : Phòng bảo hiểm cháy và rủi ro hỗn hợp Bảo Việt -Hà Nội)
Trong đó: