KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BẢO VIỆT HÀ NỘ

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 38 - 43)

1. Giới thiệu chung về Bảo Việt Hà Nội.

Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam gọi tắt là Bảo Việt (tiền thân là công ty Bảo Hiểm Việt Nam) được thành lập theo quyết định số 179/CP ngày 17/2/1964 của thủ tướng chính phủ và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965. Bảo Việt là doanh nghiệp nhà nước hoạt động kinh doanh bảo hiểm, có nhiệm vụ thành lập quỹ dự trữ bảo hiểm từ sự đóng góp tham gia của các cá nhân, đơn vị sản xuất kinh doanh.

Công ty Bảo Hiểm Hà Nội (gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội), được thành lập từ năm 1980 theo quyết định số 1125/QĐ-TCCB ngày 17/11/1980 của bộ Tài Chính có tên gọi là chi nhánh bảo hiểm Hà Nội và trực thuộc Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Bảo Việt Hà Nội là tổ chức hoạt động kinh doanh bảo hiểm thương mại trên địa bàn thành phố, trụ sở đặt tại số 7- Lý Thường Kiệt – Hà Nội.

Từ sau đại hội đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước có những bước chuyển mình căn bản, đặt bảo hiểm thương mại trước những yêu cầu mới của sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước. Đáp ứng yêu cầu đó, ngày 17/2/1989, Bộ Tài Chính ra quyết định số 27/TCQĐ-TCCB chuyển chi nhánh bảo hiểm Hà Nội thành công ty bảo hiểm Hà Nội ( gọi tắt là Bảo Việt Hà Nội ), có trụ sở tại 15C - Trần Khánh Dư – Hà Nội.

Trải qua hơn 20 năm hoạt động liên tục, công ty Bảo Việt Hà Nội đã không ngừng lớn mạnh cả về chiều rộng và chiều sâu. Ban đầu thành lập, công

ty chỉ có vẻn vẹn 10 cán bộ với một phòng nhỏ làm trụ sở chính, tới nay Bảo Việt Hà Nội đã trở thành một đơn vị kinh tế lớn mạnh với đội ngũ hàng trăm cán bộ bảo hiểm, có trụ sở chính bề thế khang trang, thành lập văn phòng trực thuộc tại tất cả các quận huyện trên địa bàn Hà Nội cùng đội ngũ cộng tác viên đại lý phủ kín trên địa bàn dân cư thành phố thành phố. Sẵng sàng đáp ứng yêu cầu của mọi tầng lớp nhân dân, trở thành một đơn vị chủ lực của Tổng công ty bảo hiểm Việt Nam.

2. Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội

Hiện nay cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội được biểu hiện qua sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Bảo Việt Hà Nội:

(Nguồn số liệu: Bảo việt Hà Nội)

Ban giám đốc

Các phòng chức năng Các phòng nghiệp vụ

14 phòng đại diện tại các quận, huyện huyện

P.Tổng hợp

Phòng hành chính P.Kế toán – Tài chính Phòng marketing

P. giám định-bồi thườngPhòng tin học Phòng tin học P.Quản lý đại lý Phòng hàng hải P.cháy - rủi ro hỗn hợp Phòng rủi ro kỹ thuật Phòng phi hàng hải Phòng quốc phòng

Như vậy, tại công ty Bảo Việt Hà Nội, giám đốc là người điều hành cao nhất về toàn bộ hoạt động kinh doanh của công ty giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc. Mỗi phó giám đốc quản lý một số phòng trên công ty và một số phòng đại diện trực thuộc.

Cơ cấu văn phòng Bảo Việt Hà Nội hiện nay được chia làm hai bộ phận: Thứ nhất là: Bao gồm 7 phòng chức năng (phòng tổng hợp, phòng hành chính quản lý, phòng giám định bồi thường …) và 5 phòng nghiệp vụ (phòng hàng hải, phòng phi hàng hải, phòng quốc phòng …) tại trụ sở công ty. Trong đó, năm phòng nghiệp vụ cùng với phòng marketing có nhiệm vụ trực tiếp tiến hành triển khai các nghiệp vụ, giải quyết các khiếu nại bồi thường thuộc phân cấp. Ngoài ra, các phòng này còn có nhiệm vụ giúp đỡ các phòng đại diện tại các quận huyện trong quan hệ với khách hàng, cân nhắc chấp nhận bảo hiểm, phát hành hợp đồng, xử lý khiếu nại, giám định bồi thường thuộc phân cấp.

Các phòng nghiệp vụ và các phòng chức năng có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp với ban giám đốc thực hiện quản lý, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đưa ra các quy định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp đối phó kịp thời với tình hình cạnh tranh trên thị trường.

Thứ hai là: 14 phòng đại diện tại tất cả các quận huyện, nhiệm vụ của các phòng này là triển khai phát triển địa bàn. Bước sang năm 2004, được sự cho phép của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội không lấy tên quận huyện làm tên phòng đại diện tại các quận huyện mà chuyển sang hình thức đánh thứ tự 1,2,3… ví dụ: phòng 1là phòng Hoàn Kiếm, phòng 2 là phòng Ba Đình …nhằm nâng cao tính chủ động kinh doanh của các phòng tạo điều kiện thuận lợi cho các phòng trong khai thác trên địa bàn.

Ngoài ra, công ty còn có một hệ thống đại lý cộng tác viên rộng khắp được quản lý thống nhất bởi phòng quản lý đại lý.

Với mô hình này, việc quản lý chung của Bảo Việt Hà Nội khá chặt chẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội (1999-2003). 40

(Nguồn Bảo Việt Hà Nội) Hà

Trong vài năm trở lại đây, kinh tế xã hội cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng tiếp tục phát triển ổn định. Đây là một nhân tố thuận lợi cho công tác khai thác kinh doanh bảo hiểm của bảo hiểm Việt Nam cũng như của Bảo Việt Hà Nội. Bên cạnh đó Bảo Việt Hà Nội còn nhận được sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ của lãnh đạo Tổng công ty, sự hợp tác giúp đỡ thường xuyên của các phòng ban thuộc Tổng công ty, cán bộ công nhân viên bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội từng bước tích luỹ kinh nghiệm trong hoạt động cạnh tranh. Và trong bất kì hoàn cảnh nào, cán bộ công nhân viên của công ty cũng luôn đoàn kết nhất trí trên dưới một lòng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Tổng công ty và nhà nước giao phó.

Tuy nhiên, trong một vài năm trở lại đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam có sự thay đổi cơ bản về bản chất, đó là do việc ban hành nghị định 100/CP ngày 18/12/1993 và nghị định 74/CP ngày14/6/1997 đã phá vỡ thế độc quyền của Bảo Việt. Hoạt động kinh doanh của công ty do đó cũng gặp nhiều khó khăn hơn do mức độ cạnh tranh của thị trường bảo hiểm cao hơn những năm trước. Hà Nội – trái tim của cả nước, đầu não kinh tế chính trị quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá – khoa học – giáo dục –kinh tế và giao dịch quốc tế, một trong những thành phố có các hoạt động kinh doanh diễn ra sôi động nhất. Thủ đô Hà Nội là một thị trường giàu tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ bảo hiểm. Hiện, trên địa bàn Hà Nội có 13 trên tổng số 14 công ty bảo hiểm phi nhân thọ tham gia và chú trọng đầu tư, phát triển. Bảo Việt Hà Nội không những phải cạnh tranh với những công ty bảo hiểm trên thị trường khác về tỷ lệ phí, chi phí kinh doanh mà còn phải cạnh tranh cả về những yếu tố phục vụ khác. Việc mở rộng hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm nước ngoài là cho tính cạnh tranh giữa các công ty bảo hiểm trước đã gay gắt nay càng thêm khốc liệt tất yếu dẫn tới việc giảm phí bảo hiểm hay phải chia xẻ phí do đồng bảo hiểm, đặc biệt là trong các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm. Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội giai đoạn 1999-2003 thể hiện bảng số liệu 1 dưới đây:

Bảng 1: Kết quả kinh doanh của Bảo Việt Hà Nội (1999-2003). Năm Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2002 2003 DT (Trđ ) 74.886 75.711 82.570 95.100 131.21 Tốc độ trưởng DT(%) - 1.01 9.1 15 37.97 Tỷ lệ bồi thường (%) 31.5 37.35 39.35 50.41 32.25 TNBQ/tháng(Trđ/Th) 1.690 1.850 2.150 2.300 2.750

(Nguồn số liệu : Phòng Marketing –Bảo Việt Hà Nội ) DT: Doanh thu

TNBQ: Thu nhập bình quân

Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh thu phí bảo hiểm của Bảo Việt Hà Nội năm 1999 là 74886 triệu đồng, năm 2000 và năm 2001 doanh thu có tăng nhưng chưa nhiều với doanh thu lần lượt là 75.711 và 82570 triệu đồng trong khi như ta biết thì năm 1998 doanh thu phí của Bảo Việt Hà Nội là 87.650 triệu đồng. Nguyên nhân dẫn đến điều này là do có sự tham gia và mở rộng của nhiều doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ như VIA (1996), UIC (1997), PTI (1998). Hơn nữa trong vài năm trở lại đây tốc độ giải ngân các nguồn vốn đầu tư trên thị trường Hà Nội còn chậm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới kế hoạch khai thác nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng lắp đặt.

Đứng trước những khó khăn thách thức trên Bảo Việt Hà Nội không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu và luôn nhanh nhạy trong kinh doanh, có sự kết hợp linh hoạt các chính sách của chính phủ, các quy định của Tổng công ty với các biện pháp của mình để có thể đứng vững và tăng trưởng cao. Một trong những biện pháp quan trọng mà Bảo Việt Hà Nội đang áp dụng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo khả năng cạnh tranh là thay đổi phương thức hạch toán kinh doanh. Theo phương thức mới này công ty sẽ giao khoán cụ thể hoạt động kinh doanh cho từng phòng và các phòng phải có nhiệm vụ hỗ trợ nhau để thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh đó.

Kết quả là sang tới năm 2002 doanh thu phí đã đạt được 95.100 triệu đồng và 2003 là 131.214 triệu đồng bằng 113,2% mức kế hoạch mà Tổng công ty giao, tăng trưởng xấp xỉ 38% so với năm 2002. Điều này, chứng tỏ công ty đang từng bước đi đúng hướng dần đạt được những mục tiêu đã đề ra, thích nghi với môi trường kinh doanh mới.

Có được kết qủa này một phần là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo và ủng hộ giúp đỡ của lãnh đạo Tổng công ty, lãnh đạo các cơ quan ban nghành thành phố. Phần còn lại là kết qủa từ chính nỗ lực của cán bộ công nhân viên Bảo Việt cũng như kết quả từ chất lượng dịch vụ mà Bảo Việt Hà Nội dành cho khách hàng của mình. Bảo Việt Hà Nội đang dần tạo cho mình một phong cách riêng một nét riêng:

“Nền nếp khoa học trong kinh doanh, thân thiện coi trọng quyền lợi của khách hàng”.

Với phương châm: “Phục vụ khách hàng là phục vụ chính mình” và “Đáp ứng cái khách hàng cần chứ không phải những gì mình có” Bảo Việt Hà Nội không ngừng đổi mới phong cách làm việc để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Vì vậy, Bảo Việt Hà Nội vẫn luôn là người bạn đồng hành tin cậy của khách hàng.

Công tác giám định bồi thường của Bảo Việt Hà Nội cũng có những bước cải thiện đáng kể, với sự giúp đỡ của Tổng công ty, Bảo Việt Hà Nội đã giải quyết các khiếu nại bồi thường thuộc phân cấp nhanh chóng, chính xác góp phần nâng cao uy tín với khách hàng.

Các mặt hoạt động khác như: công tác tổng hợp, công tác đào tạo, công tác tuyên truyền quảng cáo, công tác kế toán- tài chính, công tác tin học… cũng từng bước được cải thiện đáng kể.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai bảo hiểm gián đoạn kinh doanh sau cháy tại Bảo Việt Hà Nội (Trang 38 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w