Tổng kết lại quy trình kiểmtoán chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty

Một phần của tài liệu 400 Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA thực hiện (Trang 116 - 118)

d. Thực hiện thử nghiệm cơ bản đối với tiền mặt và tiền gửi

2.3 Tổng kết lại quy trình kiểmtoán chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty

Qua việc tìm hiểu kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền của công ty TNHH Kiểm toán và T vấn ACPA đối với hai khách hàng A và B, có thể tháy phơng pháp kiểm toán mà mà công ty ACPA áp dụng với các khách hàng là tơng tự nhau: đều tiến hành trắc nghiệm kiểm soát, sau đó là đến thủ tục phân tích và kiểm tra chi tiết. Tuy nhiên phơng pháp kiểm toán cũng có một số điểm khác biệt cho phù hợp với mỗi khách hàng trong các trờng hợp cụ thể.

Công ty B hoạt động kinh doanh đơn giản hơn rất nhiều so với hoạt động của công ty A là đều dựa trên đơn đặt hàng của công ty mẹ trong khi công ty A có chi nhánh ở nhiều nơi, các đại lý rộng khắp cả nớc. Vấn đề này ảnh hởng trực tiếp đến việc đánh giá rủi ro của hai khách hàng gồm có đánh giá ban đầu về rủi ro và xác định rủi ro với từng thủ tục kiểm soát chính. Với công ty A, KTV xác định là tổn tại rủi ro ghi nhận sai doanh thu không theo chuẩn mực và tính hoa hồng trả cho các đại lý không chính xác. Còn với công ty B chỉ xác định là tồn tại rủi ro dữ liệu đầu vào không đầy đủ, không chính xác, không đợc phê chuẩn, xử lý dữ liệu liên quan đến tiền hàng thu đ- ợc không chính xác vì Công ty B sản xuất theo đơn đặt hàng của công ty mẹ nên giá bán do công ty mẹ phê chuẩn.

Sự khác nhau về tính phức tạp trong hoạt động kinh doanh của hai công ty còn ảnh hởng đến việc xác định chuẩn để tính trọng yếu và số lợng và quy mô một bút toán điều chỉnh. Công ty A chuẩn để tính trọng yếu là thu nhập sau thuế trong điều kiện hoạt động bình thờng, số lợng các bút toán điều chỉnh là 5 và quy mô giá trị của một

bút toán là 10.000 USD. Còn công ty B, chuẩn để tính trọng yếu là vốn chủ sở hữu, số lợng các bút toán điều chỉnh là 3 và quy mô giá trị một bút toán điều chỉnh là 2.100 USD.

KTV đều đánh giá rủi ro của các sai phạm trọng yếu đối với hai khách hàng là thấp, các thủ tục kiểm soát của hai khách hàng đều đợc thiết kế hợp lý và vận hành hữu hiệu, có khả năng phát hiện ra các sai sót trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên do đặc trng của hai hệ thống là khác nhau nên việc thiết kế và thực hiện thử nghiệm kiểm soát đối với hai khách hàng là khác nhau. Với công ty B, KTV tiến hành kiểm tra tính liên tục và chính xác của Bảng tổng hợp doanh thu và việc khớp đúng giữa giá trên hợp đồng gia công và trên biên bản đóng gói. Với công ty A, KTV thực hiện: đối chiếu tiền hàng thu đợc giữa kế toán chi nhánh và kế toán nhà máy và đối chiếu doanh thu, tiền hàng thu đợc và khoản phải thu giữa báo cáo doanh thu theo ngày và báo cáo của chi nhánh.

Trong thực hiện kiểm toán khoản mục doanh thu, đối với công ty A, KTV tập trung vào kiểm tra doanh thu hàng bán bị trả lại và chiết khấu thanh toán vì công ty A bán hàng theo phơng thức giao hàng cho các đại lý và cho các đại lý hởng hoa hồng. Ngợc lại với công ty B, khi kiểm toán KTV không kiểm tra chiết khấu thanh toán hay hàng bán bị trả lại vì công ty B bán hàng cho công ty mẹ, hoá đơn sẽ đợc gửi sang cho công ty mẹ. Khi có sự thay đổi nào về doanh thu thì công ty mẹ sẽ gửi hoá đơn lại cho công ty B (đã bao gồm cả thay đổi đó trong hoá đơn) và kế toán ghi nhận doanh thu theo những thay đổi đó.

KTV cũng tập trung vào kiểm tra tính đúng kỳ của doanh thu của công ty B vì công ty B xuất khẩu hàng hoá sang cho công ty mẹ. Còn đối với doanh thu của Công ty A, KTV tập trung vào kiểm tra tính chính xác và đầy đủ của doanh thu vì công ty A ghi nhận doanh thu qua cung cấp hàng cho các chi nhánh và các chi nhánh sẽ thanh toán tiền hàng. Thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện đối với doanh thu của công ty A là thực hiện đối chiếu lại và đối chiếu doanh thu trên báo cáo các khoản phải thu theo ngày và báo cáo của chi nhanh vì công ty A có hệ thống kiểm soát nội bộ với chu trình bán hàng và thu tiền là tốt, luôn thực hiện đối chiếu doanh thu giữa bảng đối chiếu với ngân hàng và báo cáo các khoản phải thu theo ngày. Còn đối với công ty B, do số lợng các mặt hàng và khách hàng ít, giá bán lại ít biến động nên KTV tiến hành tính toán lại doanh thu và so sánh với doanh thu trên bảng tổng hợp doanh thu.

Đối với khoản mục phải thu: Tại công ty A, KTV tập trung vào tài khoản lập dự phòng phải thu khó đòi vì hoạt động bán hàng của công ty A rất phức tạp, tồn tại nhiểu rủi ro các đại lý không có khả năng thanh toán tiền hàng còn ở công ty B thì không có khoản mục này vì hoạt động chính của công ty B là cung cấp hàng hoá cho công ty mẹ hoặc công ty thành viên C dới sự phê chuẩn của công ty mẹ.

Qua một số điểm cơ bản so sánh ở trên trong quá trình kiểm toán hai khách hàng cho thấy công ty đã có sự linh hoạt trong phơng pháp kiểm toán áp dụng với từng khách hàng.

Một phần của tài liệu 400 Hoàn thiện kiểm toán chu trình bán hàng và thu tiền trong qui trình kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH kiểm toán và tư vấn ACPA thực hiện (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w