II. các giải pháp vĩ mô cho thị trờng bảo hiểm việt nam
3. Sửa đổi, hoàn thiện môi trờng pháp lý
Có thể thấy hệ thống pháp luật về bảo hiểm của Việt Nam cho đến tháng 6/2001 khá đồ sộ, nhng nếu xét về số lợng các văn bản đợc ban hành lại rất phân tán. Mỗi bộ luật, luật chuyên ngành lại đề cập tới một vấn đề trong khi các vấn đề đó hoàn toàn có thể đa vào trong Luật kinh doanh bảo hiểm. Sự phân tán còn thể hiện ở các văn bản hớng dẫn. Các văn bản hớng dẫn thực hiện Luật kinh doanh bảo hiểm không hớng dẫn thực hiện các quy định về bảo hiểm hàng hải mà để các hớng dẫn thực hiện, Bộ luật Hàng hải hớng dẫn luôn các quy
định về bảo hiểm mà Bộ luật đề cập. Việc phân tán nh vậy dẫn tới việc tra cứu, hệ thống hết sức khó khăn, đặc biệt khi cần trích dẫn tham chiếu.
Đặc biệt có những quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm hoàn toàn trái ngợc với thực tiễn kinh doanh và thực tiễn pháp luật về bảo hiểm, ví dụ: điều 572 Bộ luật Dân sự quy định: “Hợp đồng bảo hiểm tự nguyện là sự thỏa thuận giữa các bên về các điều kiện bảo hiểm và mức phí bảo hiểm”, trong khi hợp đồng bảo hiểm là loại hợp đồng có tính chất chấp thuận. Điều khoản, điều kiện bảo hiểm, quy tắc bảo hiểm hoặc là do Bộ Tài chính ban hành, hoặc là do doanh nghiệp bảo hiểm soạn thảo và trình Bộ Tài chính chấp thuận nh quy định của điều 18 Nghị định 42/2001NĐ-CP ngày 1/8/2000. Hơn nữa, các văn bản pháp luật khác nhau sử dụng các định nghĩa, khái niệm hay từ vựng khác nhau để chỉ cùng một việc. Lại còn có những quy định pháp luật trái ngợc nhau về nội dung. Ví dụ trong khi khoản 3 điều 203 quy định: “Đơn bảo hiểm có thể đợc cấp theo hình thức đơn bảo hiểm đích danh, đơn bảo hiểm theo lệnh hoặc đơn bảo hiểm vô danh” thì khoản 4 lại quy định phải có tên ngời đợc bảo hiểm hoặc có quyền lợi đợc bảo hiểm và điều 12 Luật kinh doanh bảo hiểm cũng quy định về nội dung của Hợp đồng bảo hiểm bao gồm “Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, ngời đợc bảo hiểm hoặc ngời thụ hởng”. Nh vậy không thể có trờng hợp đơn bảo hiểm vô danh nh quy định của khoản 3 điều 203.
Một số quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm không có hớng dẫn thi hành làm cho việc thực hiện hết sức khó khăn. Ví dụ nh khi quy định nguyên tắc tham gia bảo hiểm tại Việt Nam, Luật kinh doanh bảo hiểm quy định: “Tổ chức, cá nhân có nhu cầu bảo hiểm chỉ đợc tham gia bảo hiểm tại doanh nghiệp bảo hiểm hoạt động tại Việt Nam” mà không có hớng dẫn nên tình trạng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nhập CIF vẫn là phổ biến
Sửa đổi các quy định pháp luật về bảo hiểm cha chuẩn xác, không phù hợp với thực tiễn kinh doanh nh điều 572 của Bộ luật dân sự, các quy định tại Bộ luật hàng hải đã nêu.
Thống nhất sử dụng khái niệm và thuật ngữ trong bảo hiểm. Việc này không phải chỉ đơn thuần là làm trong sáng các thuật ngữ pháp lý mà còn tránh đợc các tranh chấp không cần thiết có thể phát sinh từ việc sử dụng các khái niệm và từ ngữ này. Ví dụ trong các điều khoản bảo hiểm nhân thọ mà Bộ Tài chính ban hành sử dụng thuật ngữ “giá trị giải ớc” để chỉ khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho ngời mua bảo hiểm sau khi hợp đồng bị hủy bỏ, nếu hợp đồng đã có hiệu lực trên 2 năm, nhng pháp luật kinh doanh bảo hiểm lại sử dụng thuật ngữ giá trị hoàn lại để chỉ việc này (khoản 3 điều 35 Luật kinh doanh bảo hiểm).
Bổ sung các quy định pháp luật liên quan đến các khái niệm ngời thứ ba trong bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, hiện nay kể cả nghị định 115/CP của Chính phủ lẫn quy tắc bảo hiểm xe cơ giới, các quy định của pháp luật dân sự đều không có quy định rõ ràng thống nhất về khái niệm này. Nhiều chủ xe cho rằng 2 xe cùng chủ đợc 2 lái xe khác nhau lại bị đâm va thì thiệt hại cũng phải đợc xem xét theo các quy định của quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe cơ giới, thiệt hại phải đợc doanh nghiệp bảo hiểm bồi thờng vì theo quy định của điều 3 Nghị định 115/CP thì: “Chủ xe cơ giới là cá nhân, tổ chức có quyền sở hữu xe hay bất kỳ ngời nào đợc phép sử dụng xe cơ giới, kinh doanh vận chuyển hành khách bằng xe cơ giới”.
Cần sớm ban hành các quy định pháp luật về bắt giữ tàu biển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp bảo hiểm, các nhà quản lý, kinh doanh hàng hải tranh chấp, yêu cầu chủ tàu đã gây thiệt hại cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc làm ô nhiễm môi trờng biển Việt Nam phải bồi thờng. Pháp luật của nhiều nớc trên thế giới quy định khá chi tiết về vấn đề này. Ví dụ: Trung Quốc quy định 18 trờng hợp có thể bắt giữ tàu. Pháp luật Cộng hòa Pháp coi con tàu là tài sản dùng để trả những khoản nợ liên quan đến con tàu đó. Hầu hết hệ thống luật lục địa và Anglô- Sắc xông đều có chung quan điểm này. Công ớc Quốc tế về bắt giữ tàu biển (1999) coi việc bắt giữ tàu là một biện pháp quan trọng để giải quyết các khiếu nại hàng hải, trong khi đó Bộ luật hàng hải Việt Nam cũng
nh các văn bản hớng dẫn thi hành cha có bất kỳ một quy định nào về vấn đề này.
Pháp luật về kinh doanh bảo hiểm cần phải điều chỉnh luôn cả hoạt động bảo hiểm tiền gửi do tổ chức bảo hiểm tiền gửi của ngân hàng Nhà nớc tiến hành. Nh đã trình bày ở trên, hoạt động bảo hiểm tiền gửi cũng là một dịch vụ bảo hiểm thơng mại nên không thể không bị điều chỉnh bởi pháp luật về kinh doanh bảo hiểm. Việc quản lý bảo hiểm phải thống nhất về một mối, tránh việc thành lập các bộ máy cồng kềnh, chồng chéo kém hiệu quả.