CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ 4.1 Nhận xét:

Một phần của tài liệu bctn_2484 (Trang 56 - 59)

4.1 Nhận xét:

- Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức gọn nhẹ, trình tự hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của nhân viên kế toán đơn giản, dể hiểu. Trong quá trình thực hiện công tác kế toán các nhân viên kế toán luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời của kế toán trưởng nên đảm bảo được tính chính xác trong hạch toán. Ngoài ra các nhân viên phòng kế toán được bố trí công việc hợp lý, có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn trong công việc hạch toán và báo cáo sổ sách nên phần nào hạn chế được những khó khăn trong thanh quyết toán khoán cuối mỗi niên độ.

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ rất phù hợp với công ty. Công ty có nhiều nghiệp vụ kinh tế phát sinh, sử dụng nhiều tài khoản. Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ giúp công ty thuận lợi cho quá trình hạch toán kế toán, kiểm tra quá trình hạch toán các nghiệp vụ kinh tế dễ dàng hơn. Bảng tổng hợp chứng từ gốc của hình thức này sẽ giúp nhân viên kế toán ở các phần hành kiểm tra đối chiếu với nhau, đảm bảo khớp đúng số liệu trước khi lập các chứng từ ghi sổ, in các sổ chi tiết.

- Về luân chuyển chứng từ: công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung, mọi chứng từ đều được gởi lên phòng tài chính kế toán từ các bộ phận sản xuất và các phòng ban. Chứng từ thanh toán hợp đồng giao nhận khoán gởi lên phòng kế toán chưa kịp thời ảnh hưởng không ít đến việc thanh quyết toán sổ sách cuối quý của phòng kế toán.

- Nhìn chung, trình tự hạch toán chi phi sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty đều căn cứ theo đúng qui định của Bộ Tài Chính ban hành. Kế toán đã thực hiện trình tự kết chuyển chi phí theo đúng nguyên tắc và phản ánh giá thành thực tế phát sinh theo từng công trình hoàn thành đúng quy định. Hình thức giao nhận khoán nội bộ phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất của doanh nghiệp. Nhưng bên cạnh đó, cách kết chuyển giá thành còn mang tính chất ước lượng về các khoản mục chi phí. - Nếu xem xét quá trình tập hợp các yếu tố chi phí để tính giá thành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, đặc biệt các chi phí nằm trong tổng kinh phí khoán của hợp đồng giao nhận khoán giữa công ty với các bộ phận sản xuất, ta nhận thấy rằng:

oĐối với chi phí vật liệu trực tiếp trong định mức khoán nội bộ hạch toán vào giá thành: do công ty áp dụng cơ chế khoán nên khi có bảng tổng hợp thanh quyết toán của hợp đồng giao nhận khoán, kế toán sẽ tổng hợp chi phí vật liệu để đưa vào giá thành công trình chủ yếu dựa vào chi phí vật liệu thể hiện trên hợp đồng khoán của từng bộ phận sản xuất và theo dõi công tác thu, chi của mỗi bộ phận này có hợp lý hay không chứ chưa thực hiện theo dõi từng khoản chi phí vật liệu thực tế phát sinh. Kế toán của từng bộ phận cũng vậy, chỉ theo dõi công tác thu – chi vật liệu mà không tách ra chi tiết từng khoản mục vật liệu đã tiêu hao được. Vì vậy, khi muốn kiểm tra xem giữa thực tế thực hiện với phần khoán có phù hợp không để thấy được sự ảnh hưởng của các yếu tố đến chi phí vật liệu nhằm tìm giải pháp điều chỉnh giá khoán cho hợp lý hơn thì lại không thực hiện được.

oĐối với khoản mục chi phí trực tiếp khác: là những chi phí khác bằng tiền phát sinh tại các bộ phận sản xuất trực tiếp đã được tính sẳn trong kinh phí khoán. Trong thực tế chi phí này phát sinh nhiều hay ít tùy thuộc vào tính cấp bách của từng công trình và những nhân tố khách quan đòi hỏi các bộ phận sản xuất phải chi sau đó báo cáo lại phòng kế toán tài chính để thanh toán, đưa vào giá thành công trình. Những chi phí này chỉ được thống kê tính vào giá thành chứ không được phân loại chi tiết. Do đó công ty cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết các khoản chi này để đánh giá xem các bộ phận sản xuất có thực chi hay không, các khoản chi đó có thể tính vào giá thành một cách trực tiếp hay không. Nếu có chi trội hơn dự tính thì xảy ra ở những khoản nào, những phần công việc nào nhằm tạo điều kiện cho phòng sản xuất kinh doanh có cơ sở thay đổi tỷ lệ chi phí cho phù hợp với tính chất công việc cũng như tạo điều kiện để hạch toán chính xác chi phí sản xuất và tính giá thành công trình xây lắp hoàn thành.

- Về phần các đơn vị nhận khoán ta thấy số lượng khoán chi tiết thì rõ ràng từng khoản mục, từng phần công việc do căn cứ vào các hợp đồng khoán và thanh quyết toán khoán. Trên thực tế thì số tổng cộng có sự chênh lệch nhưng ta chỉ biết số chênh lệch đó ở từng khoản mục của các bộ phận sản xuất. Nhưng muốn biết thực tế các bộ phận sản xuất sử dụng kinh phí khoán như thế nào thì lại không có số liệu cụ thể để đối chiếu. Do đó phòng tài chính kế toán cần kiểm tra đối chiếu giữa thực tế với phần khoán của các khoản mục chi phí trong chỉ tiêu giá thành bằng cách:

oCác bộ phận sản xuất phải dựa và kinh phí khoán do phòng sản xuất kinh doanh lập để tự cân đối chi phí trong bộ phận mình bằng cách lập dự toán chi tiết từng chi phí bỏ ra của bộ phận mình nhằm làm cơ sở đối chiếu giữa thực tế thực hiện so với dự toán chi phí hoặc giảm kinh phí khoán nhằm tránh được tình trạng chi phi phát sinh trội quá lớn ngoài dự toán, giúp phòng sản xuất kinh doanh có cơ sở để phân bổ kinh phí khoán hợp lý hơn.

4.2 Kiến nghị:

Cần đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra, đối chiếu và công tác kiểm tra tài chính đối với chỉ tiêu giá thành, phải tăng cường công tác quản lý giá thành từ đó mới có được cơ sở vững chắc để lập kế hoạch giá thành nghiên cứu những cách thức nhằm đạt được nhiệm vụ hạ giá thành.

Cần hạn chế chi phí quản lý doanh nghiệp vì nó ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp và làm cho công tác kế toán trở nên phức tạp.

Về phần chuyển chứng từ do Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo kiểu tập trung nên chứng từ thanh toán hợp đồng giao nhận khoán gửi lên cho phòng kế toán không kịp thời điều này ảnh hưởng không ít đến việc thanh quyết toán cuối niên độ của phòng kế toán. Do đó cần phải tằn cường công tác quản lý chặt chẽ và kịp thời hơn giữa các phòng ban.

Các đội hàng tháng đều nộp chứng từ cho phòng kế toán tài vụ nhưng chỉ cho biết chi phí của từng công trình.

Ta thấy việc thực hiện công tác khoán còn chậm trễ chưa thực sự đồng bộ với tiến độ thực hiện nên nguồn kinh phí được lập ra có sự chênh lệch lớn so với thực tế phát sinh vì vậy bộ phận khoán phải tiến hành lập kinh phí khoán thật khẩn trương nhằm bắt kịp tiến độ thực hiện của các bộ phận. Cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác kiểm tra đối chiếu và công tác kiểm tra tài chính để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.

Các đoàn, phòng nên liệt kê tất cả các loại chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện và tiến hành phân loại rõ ràng để làm cơ sở báo cáo tình hình thực hiện công việc. Bộ phận tổng hợp chi phi sản xuất không nên chỉ thực hiện tổng cộng chi phí phát sinh của một hay nhiều công trình theo từng khoản mục giá thành mà song song đó nên tổ chức tách ra quản lý tất cả khoản mục giá thành ở những bộ phận khác nhau. Các đội phải kịp thời và phân loại rõ từng khoản mục chi phí về phòng kế toán, đồng thời phòng kinh doanh phải kịp thời thanh quyết toán cho các đội trong kỳ để phòng kế toán lập báo cáo và xác định kết quả kinh doanh một cách chính xác.

4.3 Kết luận:

Tình hình thực tế cho thấy Công ty cổ phần kỹ thuật xây dựng cơ bản địa ốc Cao su chưa thực hiện công tác lập kế hoạch hạ giá thành cũng như chưa đề ra phương hướng thực hiện nhiệm vụ hạ giá thành một cách triệt để.

Cuối mỗi công trình công ty chưa điều chỉnh giữa chi phí khoán và chi phí thực tế phát sinh. Điều này làm cho việc xác định giá thành chưa thật sự chính xác, nó sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác.

Từ những nhận xét và kiến nghị nêu trên muốn đạt hiệu quả cao trong sản xuất công ty nên chủ động hơn trong tổ chức quản lý sản xuất, luân chuyển chứng từ kịp thời tạo điều kiện cho công tác tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác và kịp thời. Ngoài ra cần xây dựng một tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên khối lượng công việc dự tính thực hiện trong kỳ hợp lý để làm tăng lợi nhuận sản xuất kinh doanh trong kỳ.

Một phần của tài liệu bctn_2484 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w