Sự cần thiết nghiên cứu

Một phần của tài liệu đề tài: " những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản" pdf (Trang 120 - 121)

Cùng với quá trình thực hiện chính sách đổi mới vào cuối những năm 80, sức sản xuất ở khu vực nông nghiệp và nông thôn đ−ợc giải phóng, sản l−ợng và cơ cấu các sản phẩm nông nghiệp không ngừng đ−ợc tăng lên và mở rộng. Vấn đề tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đang trở thành chủ đề đáng quan tâm đối với Chính phủ và các cấp lãnh đạo địa ph−ơng nhằm giảm sức ép do tăng cung các mặt hàng nông sản và duy trì sự phát triển ổn định tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm. Điều này không chỉ có vai trò quan trọng trong chiến l−ợc phát triển kinh tế đất n−ớc, mà còn có ý nghĩa chính trị và xã hội sâu sắc. Vì vậy, trong nhiều năm gần đây, Chính phủ đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, việc đầu t− phát triển chợ nói chung và chợ đầu mối nói riêng đ−ợc xem là cơ sở quan trọng để thúc đẩy và mở rộng tiêu thụ nông sản. Ngày 20/3/2003, Thủ t−ớng Chính phủ cũng đã có Quyết định số 311/TTg, phê duyệt đề án về “tổ chức thị tr−ờng trong n−ớc tập trung phát triển th−ơng mại nông thôn đến năm 2010”, trong đó cũng đề cập đến việc phát triển các loại hình và cấp độ chợ: chợ xã, cụm xã và chợ tập trung đầu mối.

Thực tế, từ năm 1993 đến 2002 số l−ợng chợ trong cả n−ớc đã tăng tới 178%, riêng Đông Nam Bộ tăng 231%, Đồng bằng sông Hồng tăng 203%,… Tuy nhiên, công tác qui hoạch phát triển chợ của nhiều địa ph−ơng còn lúng túng, đặc biệt đối với các chợ đầu mối nông sản. Theo đánh giá chung, nhiều chợ đầu mối đ−ợc đầu t− xây dựng rất tốn kém nh−ng lại ch−a phát huy đ−ợc vai trò trong việc thu hút, tập trung nguồn hàng và mở rộng phạm vi tiêu thụ cho các sản phẩm nông nghiệp. Điều này do nguyên nhân chủ yếu là Nhà n−ớc còn thiếu hệ thống các chính sách và giải pháp đồng bộ từ việc phê duyệt qui hoạch đến cơ chế quản lý và vận hành chung cho các chợ đầu mối. Ngày 14/1/2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ, nh−ng Nghị định cũng ch−a đ−a ra các qui định riêng đối với loại chợ đầu mối.

Mặc dù gần đây, Bộ Th−ơng mại đã triển khai xây dựng thí điểm một số chợ đầu mối tiêu thụ cà phê ở Đắc Lắc, chợ gạo ở Cần Thơ, chợ nông sản (chủ yếu là lạc) ở Nghệ An... Tuy nhiên, các chợ thí điểm này vẫn đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, bố trí vốn hoặc mới đang hoàn thành giai đoạn xây dựng cơ sở vật chất. Trong khi đó, những nội dung quan trọng của chợ đầu mối nông sản nh− việc xác định mô hình tổ chức, ph−ơng thức hoạt động, các chính sách thu hút nguồn hàng, chính sách phát triển th−ơng nhân, nhất là đội ngũ các “chủ vựa”, “đầu nậu” kinh doanh trên chợ và các chính sách hỗ trợ khác,… Vì vậy, việc tìm ra những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình

thành và phát triển chợ đầu mối nông sản tại các vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm đã và đang trở nên cấp thiết hơn.

Một phần của tài liệu đề tài: " những chính sách và giải pháp chủ yếu nhằm hình thành và phát triển chợ đầu mối nông sản" pdf (Trang 120 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)