Xây dựng biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả

Một phần của tài liệu Luận văn: CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH docx (Trang 71 - 72)

Các ngân hàng thương mại cần xem xét những biện pháp phòng ngừa rủi ro một cách chặt chẽ, tiến hành đánh giá tài sản thế chấp hàng tháng, thay vì hàng năm như nhiều ngân hàng đang thực hiện, để xác định chính xác các giá trị tài sản thế chấp đó. Tuân thủ quy định về các tỉ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các Tổ chức tín dụng, Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro trong hoạt động ngân hàng của các Tổ chức tín dụng; nâng cao chất lượng tín dụng, tăng cường các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

Xử lý đối với các món vay không có khả năng thanh toán, đây là giải pháp cuối cùng mà các ngân hàng phải thực hiện để giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Công đoạn xử lý tài sản đảm bảo rất phức tạp và mất nhiều thời gian. Ngân hàng có thể xử lý nợ xấu thông qua việc bán nợ cho các tổ chức mua bán nợ chuyên nghiệp. Việc bán nợ này cũng có thể coi là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất, giúp ngân hàng thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Một số biện pháp xử lý nợ xấu:

Thứ nhất, các ngân hàng tự tổ chức quản lý hoặc bàn giao khoản nợ xấu cho

công ty quản lý nợ trực thuộc để tiếp tục theo dõi các khoản nợ nhằm thực hiện thu hồi nợ thông qua việc xử lý các tài sản đảm bảo khoản nợ, khai thác tài sản đảm bảo, tiếp tục theo đuổi các vụ kiện để thu hồi một phần nợ từ thanh lý tài sản của con nợ.

Đây là hướng đi được một số Ngân hàng thương mại thực hiện, nhưng cũng chỉ hoạt động giới hạn trong việc mua, bán đối với các khoản nợ mà tổ chức tín dụng cho khách hàng vay, chứ chưa được phép mở rộng hoạt động kinh doanh sang lĩnh vực mua, bán nợ của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội

Đối với giải pháp này, các ngân hàng vẫn mất nhiều thời gian và tiền bạc để thu hồi nợ xấu, vẫn phải duy trì một bộ máy, bộ phận riêng để quản lý nợ xấu, cho nên cho đến nay vẫn chưa hiệu quả.

Thứ hai, biện pháp thu nợ có chiết khấu. Đây là hình thức giảm giá trị khoản

nợ phải trả cho con nợ, giá trị triết khấu do ngân hàng và con nợ thoả thuận nhưng theo hướng có lợi cho con nợ nhằm thúc đẩy con nợ thanh toán dứt điểm, tuy ngân hàng sẽ chịu một phần thiệt hại nhưng sớm thu hồi được một phần vốn và loai bỏ được khoản nợ xấu này trên Bảng cân đối tài sản.

Thứ ba, bán nợ cho các tổ chức có chức năng mua - bán nợ chuyên nghiệp,

đây là phương án xử lý nợ xấu nhanh nhất giúp chủ nợ thu hồi một phần vốn kinh doanh để phục vụ cho các nhu cầu và cơ hội kinh doanh mới, nhằm cải thiện tình hình tài chính.

Việc xử lý các khoản nợ được thực hiện thông qua nhiều biện pháp khác nhau tùy trường hợp cụ thể như bán tài sản đảm bảo nợ, khai thác cho thuê tài sản, sử dụng tài sản đảm bảo để góp vốn với doanh nghiệp khác; thu nợ có chiết khấu hoặc bán nợ cho tổ chức kinh doanh nợ khác, xử lý tài chính để cơ cấu lại nợ và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp…

Một phần của tài liệu Luận văn: CHO VAY KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH docx (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)