0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ (Trang 67 -72 )

Để cĩ thể hồn thiện, thực hiện thành cơng và hiệu quả các giải pháp nêu trên thì rất cần tới sự quan tâm, hỗ trợ và phối hợp đồng bộ của các cơ quan chức năng, cụ thểởđây là: Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và NHĐT&PT Việt Nam. Em xin đề xuất một số kiến nghị lên các cơ quan chức năng để cĩ thể hồn thành, thực hiện và nâng cao hiệu quả của các giải pháp đưa ra.

3.3.1. Kiến ngh vi Chính ph.

•Đẩy mạnh các biện pháp thu hút vốn đầu tư nước ngồi vào Việt Nam dới cả hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. Nguồn vốn này sẽ làm giảm tình trạng khan hiếm ngoại tệ trong nước.

• Về việc ban hành các văn bản: Kinh doanh ngoại tệ là một lĩnh vực rất mới mẻ, do đĩ các văn bản pháp lý trong lĩnh vực này thường xuyên được điều chỉnh và thay đổi. Tuy nhiên trong thực tế các văn bản đơi khi lại khơng rõ ràng, khơng chỉ rõ văn bản nào đang cĩ hiệu lực, văn bản nào đã bãi bỏ. Vì vậy các văn bản ban hành cần rõ ràng, cĩ các thơng tư kèm theo để hướng dẫn chi tiết việc thực hiện các văn bản đĩ.

• Chính phủ cần cĩ biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu như: Tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác đối ngoại, ưu đãi cho những mặt hàng cĩ thế mạnh xuất khẩu để tăng thu

ngoại tệ giảm thâm hụt cán cân Thương mại quốc tế. Đồng thời cũng hạn chế

nhập khẩu một số mặt hàng chưa cần thiết.

• Cĩ biện pháp nghiêm khắc hơn đối với các hành vi buơn lậu và mua bán ngoại tệ trái phép vì các vi phạm này gây lộn xộn, khĩ khăn cho hạt động kinh doanh trên thị trường ngoại tệ cĩ tổ chức.

3.3.2. Kiến ngh vi Ngân hàng Nhà nước.

• Điều chỉnh biên độ thường xuyên:

Ngân hàng Nhà nước cần cĩ biện pháp điều chỉnh và cơng bố tỷ giá linh hoạt hơn, mở rộng biên độ cao hơn vào khoảng 0,3% đến 0,5%. Đồng thời, NHNN cần tăng cường can thiệp vào thị trường ngoại hối với tư cách là người mua bán cuối cùng, tham gia giao dịch kỳ hạn, hốn đổi như đã nêu trong quy chế để tạo điều kiện cho việc mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, tạo

điều kiện để hồn thiện thị trường ngoại hối Việt Nam.

• Khẩn trương hồn thiện hệ thống các văn bản pháp lý:

NHNN cần chỉnh sửa, bổ sung những văn bản hiện đang là vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện của các NHTM, cần rà sốt lại hệ thống các bảng biểu báo cáo, những gì trùng lặp, chồng chéo cần phải bỏ, đồng thời NHNN cần sớm thơng báo những bổ sung để các Ngân hàng cĩ cơ sở thực hiện.

• Phát huy vai trị kiểm sốt:

Tăng cường vai trị kiểm sốt của NHNN đối với các NHTM và các Tổ

chức tín dụng trong việc thực hiện các quy chế của NHNN ban hành. Qua đĩ nắm bắt thực trạng, vướng mắc của các ngân hàng để xử lý kịp thời.

• Đối với chính sách tỷ giá:

Chính sách tỷ giá phải linh hoạt, phản ánh quan hệ cung cầu trên thị trường. Tỷ giá cơng bố của NHNN cần theo sát hơn với tỷ giá trên thị trường tiền tệ liên Ngân hàng để thu hẹp đáng kể chênh lệch tỷ giá giao dịch của các ngân hàng với tỷ giá trên thị trường tư nhân.

• Ngân hàng Nhà nước cần cĩ biện pháp tăng dự trữ ngoại tệđể cĩ thể chủ động điều tiết thị trường.

Phát triển thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng, thực hiện tốt vai trị là người mua bán cuối cùng của NHNN.

3.3.3. Kiến ngh vi NHNo&PTNT Vit Nam.

• NHNo&PTNT Việt Nam cần cĩ quy chế bổ xung và hồn thiện hoạt

động kinh doanh ngoại hối theo hướng phát huy tối đa tiềm năng của hệ thống về đầu tư cho hàng xuất khẩu, kiểm sốt ngoại tệ tạo nguồn ngoại tệ khép kín cho hàng nhập khẩu. Đơn giản hố thủ tục, cải tiến phương thức điều hành nhằm khai thác tiềm năng của các đơn vị. Tăng cường khả năng cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn về chất lượng và uy tín thanh tốn, nguồn ngoại tệ cũng như các mặt kinh doanh đối ngoại khác.

• Cần cĩ biện pháp khuyến khích chi nhánh cơ sở cĩ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đạt thành tích nổi bật trong năm nhằm động viên họ phát huy hơn nữa thành quảđạt được, phổ biến kinh nghiệm để tồn hệ thống tham khảo, học tập.

Đề ra các chỉ tiêu thi đua trong lĩnh vực này giữa các chi nhánh tạo tiền đề thúc

đẩy sự phát triển chung.

• Để thu hút các khách hàng lớn, NHNo&PTNT Việt Nam cần cĩ chính sách thiết thực như: cơ chế điều phối nguồn vốn chung của tồn hệ thống, chuyển tiền trong nước với chi phí thấp… bằng các thoả thuận song phương do

đại diện của NHNo VN ký và giao cho các chi nhánh cĩ khả năng thực hiện.

• Để phát triển kinh doanh ngoại tệ và kinh doanh đối ngoại một cách bền vững cần cĩ đủ cán bộ cĩ năng lực, trình độ. Do đĩ việc đào tạo cần được đầu tư

thích đáng. NHNo VN cần mở nhiều lớp đào tạo thường xuyên và đa dạng, kết hợp giữa lý thuyết với thực tiễn để đào tạo cán bộ cho các chi nhánh. Đối với các chi nhánh hoạt động kinh doanh xuất sắc, NHNo VN cĩ thể cĩ kế hoạch cho

• Tỷ giá cơng bố của NHNo Việt Nam áp dụng cho các chi nhánh cần linh hoạt mềm dẻo, sát với thị trường để các chi nhánh vận dụng vào các nghiệp vụ được hiệu quả.

• NHNo Việt Nam cần tổ chức tốt vấn đề điều hồ vốn ngoại tệ trong hệ

thống đảm bảo thu được hiệu quả hoạt động giữa các chi nhánh.

• Tích cực tham gia thị trường ngoại tệ liên ngân hàng nhằm tạo được các cơ hội kinh doanh và thu thập thơng tin một cách nhanh chĩng, chính xác tạo

điều kiện cho các chi nhánh mở rộng và tiếp cận với thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng để nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng phục vụ và đa dạng hố các sản phẩm dịch vụ nhằm giúp các chi nhánh phát triển hơn nữa.

Hoạt động kinh doanh ngoại hối nĩi chung và kinh doanh ngoại tệ nĩi riêng vẫn là một hoạt động mới mẻ, quy trình nghiệp vụ cũng như các loại hình giao dịch rất phức tạp. Thị trường ngoại hối nước ta mới đi vào hoạt động trong thời gian chưa lâu nên vẫn cịn nhiều hạn chế, bất cập, song qua đĩ cũng rút ra được kinh nghiệm và dần khắc phục được những khĩ khăn tồn tại để thị trường ngày một phát triển hơn.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội luơn phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt của các NHTM quốc doanh, NHTMCP và các NH nước ngồi đã cĩ nhiều kinh nghiệm trong kinh doanh ngoại tệ, nên NH khơng tránh khỏi những khĩ khăn tồn tại.

Qua thời gian học tập, nghiên cứu tại trường và thực tập tại chi nhánh NHNo&PTNT Hà Nội, được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của TS Nguyễn Thị

Chiến và các cán bộ làm việc trực tiếp tại Phịng thanh tốn quốc tế của NHNo&PTNT Hà Nội, chuyên đềđã hồn thành. Trên cơ sở hệ thống hố được những lý luận cơ bản về tổ chức hoạt động của thị trường ngoại hối, những rủi ro thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh này và nghiên cứu những văn bản pháp quy cĩ tính pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại hối của NHNN; thực trạng kinh doanh ngoại tệ tại cơ sở thực tập, chuyên đề đã phân tích, đánh giá được thực trạng cơng tác kinh doanh ngoại tệ tại NHNo&PTNT Hà Nội từ đĩ chỉ ra những tồn tại và những vấn đề bức xúc cần giải quyết. Qua đĩ chuyên đềđã đưa ra một hệ thống giải pháp tồn diện, đồng bộ xuất phát từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của ngân hàng nhằm gĩp phần tích cực phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại chi nhánh, tạo cơ sở cho việc mở rộng, đa dạng hố các nghiệp vụ

kinh doanh, ngày càng đáp ứng yêu cầu của một ngân hàng hiện đại trong nền kinh tế thị trường.

Em mong rằng những giải pháp được nêu trong chuyên đề này sẽ giúp ích phần nào cho chi nhánh trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ (Trang 67 -72 )

×