Kiến nghị với Bộ Bưu chính – Viễn thơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm Sài Gòn (Trang 90 - 91)

Thứ nhất là, kiến nghị về trợ cấp dịch vụ bưu chính cơng ích. Hiện nay Bưu chính Việt Nam cĩ dịch vụ bưu chính cơng ích như dịch vụ bưu phẩm - bưu kiện, học phẩm cho người mù, phát hành báo chí tới các vùng nơng thơn, dịch vụ chuyển thư đến vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, duy trì các bưu cục tại vùng sâu vùng xa… Những dịch vụ này khơng tạo hay tạo ra rất ít lợi nhuận, mang tính cơng ích, thường bị ràng buộc về mặt pháp lý đối với những nhà khai thác bưu chính, vì lợi ích của những dân cư “ít được ưu ái”, là những hoạt động phi lợi nhuận. Ở Việt Nam, dịch vụ bưu chính cơng ích chiếm khoảng 30% tổng doanh thu bưu chính. Nhằm tạo ra sự cơng bằng và bảo đảm cạnh tranh lành mạnh đồng thời bảo đảm quyền lợi cho người dân ở bất cứ đâu thì phải trợ cấp DVBC cơng ích. Các khoản trợ cấp cĩ thể được quản lý thơng qua các bộ hay cơ quan chính phủ thích hợp, ví dụ trợ cấp cho phát hành báo chí tới những vùng nơng thơn và học phẩm người mù cĩ thể do Bộ Giáo dục cung cấp, trong khi trợ cấp cĩ liên quan tới dịch vụ phổ cập khác cĩ thể do Bộ BC-VT, Bộ Giao thơng Vận tải hay những bộ, ngành phục vụ cơng cộng cấp. Thiết lập “Quỹ dịch vụ bưu chính cơng ích” nhằm duy trì và củng cố chất lượng DVBC cơng ích.

Thứ hai là, kiến nghị xây dựng mã bưu chính. Theo điều 16 Pháp lệnh Bưu chính Viễn thơng:” Mã bưu chính bao gồm một tập hợp các ký tự nhằm xác định một hay một nhĩm địa chỉ bưu chính được sử dụng cho hoạt động của mạng bưu chính cơng cộng và dịch vụ bưu chính”. Nhằm nâng cao chất lượng DVBC địi hỏi ngành bưu chính phải tăng tốc khai thác, vận chuyển, chuyển phát bưu gửi nên phải sử dụng các thiết bị tự động hố, phải áp dụng tin học vào quản lý và khai thác để định vị bưu gửi, phải tin học hĩa mạng lưới để cập nhật dữ liệu, thống kê sản lượng, doanh thu, điều hành từ đĩ đưa ra các chiến lược phát triển, để xây dựng các trung tâm chia chọn bưu gửi tự động, hiện đại hố ngành bưu chính, …thì phải thiết lập mã bưu chính. Hiện nay dù được trang bị 3 máy huỷ

tem, chia chọn, đĩng túi gĩi tự động hiệu COS MOS 2002 của Pháp với cơng suất 40.000 thư/giờ và 7.200 bưu kiện/giờ chia cùng lúc 256 hướng khác nhau, gĩp phần nâng cao năng suất lao động, rút ngắn thời gian tồn trình nhưng rất tiếc chưa “chạy” hết cơng suất do chưa sử dụng mã bưu chính!

Thứ ba là, kiến nghị tiêu chuẩn hố bưu gửi. Việc chuẩn hố bưu gửi gồm

chuẩn hố kích thước bưu gửi, chuẩn hố các ghi chép trên bề mặt bưu gửi, chuẩn hố bao gĩi. Trong lĩnh vực bưu chính, việc xây dựng các qui trình cơng nghệ bưu chính tự động hố khơng thể thực hiện được nếu khơng giải quyết vấn đề tiêu chuẩn hố bưu gửi. Việc lựa chọn hợp lý qui cách bao gĩi bưu gửi, qui định rõ kích thước, trọng lượng bưu gửi trước khi xử lý, ghi đúng địa chỉ trên mặt ngồi bưu gửi sẽ hỗ trợ cho các thao tác qui trình cơng nghệ, tạo ra khả năng ứng dụng các phương pháp hữu hiệu và các phương tiện kỹ thuật cơ giới hố - tự động hố - tin học hố trong hoạt động bưu chính.

Thứ tư là, đẩy nhanh tiến độ xây dựng Luật Bưu chính - Viễn thơng. Trên

cơ sở hồn chỉnh Pháp lệnh BC – VT ban hành năm 2002 tạo động lực nâng cao chất lượng DVBC tại Việt Nam nĩi chung và tại BĐTTSG nĩi riêng. Theo kế hoạch Bộ Bưu chính – Viễn thơng sẽ trình Quốc hội dự án Luật Bưu chính – Viễn thơng vào cuối năm 2008 để Quốc hội thảo luận và cho ý kiến, chính thức thơng qua bộ luật vào năm 2009.

Thứ năm là, kiến nghị về vấn đề thơng tin riêng trong bưu gửi. Theo qui định trong bưu phẩm, bưu kiện khơng được chứa thơng tin riêng, thực tế qui định này gây nhiều phiền tối cho khách, bưu điện nên cứ chấp nhận và tính thêm tiền cước! Ngồi ra kiến nghị Bộ BC – VT xúc tiến nhanh việc thành lập ba trường đại học về bưu chính viễn thơng và cơng nghệ thơng tin tại Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ về Nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính tại bưu điện trung tâm Sài Gòn (Trang 90 - 91)