I. Nhận dạng rủi ro và tổn thất tiềm ẩn
1.2.2 Nguy cơ rủi ro
đánh giá rủi ro cần quan tâm đến, đó là nguy cơ vật chất và nguy cơ tinh thần.
1) Nguy cơ vật chất: là nguy cơ gắn liền với đặc điểm vật chất của đối tợng bảo hiểm.Ví dụ: Một nhà máy tham gia bảo hiểm TBĐT cho phòng máy tính, theo những thông tin khai báo trong giấy yêu cầu bảo hiểm, khai thác viên của công ty bảo hiểm đợc biết phòng máy tính này ở ngay sát mặt đờng nơi có nhiều xe cộ đi lại, phòng máy lại không có hệ thống điều hoà không khí. Do đó, nguy cơ xảy ra rủi ro gây tổn thất chắc chắn sẽ cao hơn so với những phòng máy khác có lắp hệ thống điều hoà và ở xa đờng đi lại.
Trong nghiệp vụ bảo hiểm TBĐT, khai thác viên phải có nhiệm vụ đánh giá thật chính xác những tiêu chuẩn an toàn đối với thiết bị tham gia bảo hiểm, để từ đó công ty bảo hiểm đa ra đợc mức phí bảo hiểm hợp lý.
2) Nguy cơ tinh thần: Nguy cơ này có liên quan tới thái độ của ngời tham gia bảo hiểm chứ không phải đối tợng bảo hiểm.Khai thác viên cần chú ý xem xét khía cạnh này khi đánh giá rủi ro.
Một trong những ví dụ phổ biến nhất về nguy cơ tinh thần là sự thiếu cẩn trọng của ngời tham gia bảo hiểm. Có những ngời vì cho rằng rủi ro đã đợc bảo hiểm nên không cần thiết phải cẩn trọng đối với những hiểm hoạ đợc bảo hiểm nữa. Do vậy, họ không có những biện pháp cần thiết để đề phòng tổn thất xảy ra. Thông thờng trong các đơn bảo hiểm TBĐT đều có một điều kiện quy định rằng ngời tham gia bảo hiểm phải tiếp tục chú ý ngăn ngừa tổn thất và hạn chế đến mức tối thiểu tác động của tổn thất. Nói cách khác là ngời tham gia bảo hiểm phải hành động nh khi cha tham gia bảo hiểm. Cho dù vậy, ta vẫn có vô số những bằng chứng về những nơi làm việc không đợc trang bị thiết bị an toàn máy móc... Một loại nguy cơ tinh thần nữa là trờng hợp những ngời tham gia bảo hiểm khai báo không trung thực về thiết bị mình tham gia bảo hiểm trong giấy yêu cầu bảo hiểm.