Hiện nay, vấn đề về các thủ tục hải quan của Việt Nam đã có nhiều thay đổi tuy nhiên vấn còn nhiều vấn đề cần giải quyết để hoàn thiện nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu cụ thể:
Cải cách thủ tục hải quan theo hướng một cửa, một dấu nhằm giảm tối đa thời gian cho các khẩu thủ tục hành chính để đáp ứng thời gian giao hàng.
Thống nhất trong việc áp mã thuế đối với nguyên phụ liệu, hàng may mặc ở các cửa khẩu hải quan khác nhau theo tiêu chuẩn phân loại hàng hoá của WTO.
Nâng cao tỷ lệ kiểm tra đối với hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu và giảm tỷ lệ kiểm tra xác suất để loại những hàng hoá không đạt tiêu chuẩn ngay tại cửa khẩu.
Tăng sử dụng máy móc thiết bị hiện đại trong việc kiểm tra hàng may mặc xuất khẩu để giảm thời gian thông quan.
KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cơ hội mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may nói riêng là rất lớn, nhưng cơ hội chỉ là tiềm năng, mà thách thức đang là hiện thực. Doanh nghiệp sẽ có cơ hội được hưởng lợi nhờ thuế nhập khẩu nguyên, phụ liệu giảm trong khi nguồn cung cấp sẽ phong phú hơn. Nhờ vậy sản phẩm của doanh nghiệp sẽ đủ sức cạnh tranh với các nước khác. Tuy nhiên, đó mới chỉ là cơ hội mà thôi, còn việc có giảm được chi phí đầu vào, nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa dịch vụ của công ty hay không là vấn đề khác.
EU vốn là thị trường truyền thống của hàng dệt may Việt Nam nói chung và luôn đứng ở vị trí dẫn đầu trong số các thị trường xuất khẩu của công ty. Việc EU mở rộng thêm 10 nước thành viên, chắc chắn là thị trường thuận lợi cho hàng dệt may của công ty nói chung và hàng may mặc nói riêng. Mặt khác, trình độ phát triển của các nước EU không đồng đều, nhu cầu của từng đối tượng khác nhau, các thành viên mới cũng có tiềm năng sản xuất hàng dệt may nói chung và hàng may mặc nói riêng. Do vậy, để có thể cạnh tranh được doanh nghiệp cần phải đưa ra những chiến lược cụ thể và thật sự có hiệu quả.
Nghiên cứu đề tài: : “Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu dệt may trên thị trường EU” đã giúp em hiểu một số lý thuyết về cạnh tranh, thực trạng sức cạnh tranh của hàng may mặc trên thị trường trong những năm qua diễn ra như thế nào. Trên cơ sở đó, bằng vốn kiến thức ít ỏi của mình em đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để nâng cao sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty trên thị trường EU. Từ đó, đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, các bộ ngành liên quan.
Do giới hạn về thời gian và hiểu biết có hạn của bản thân, bài viết này sẽ có nhiều sai sót. Vì vậy, em tha thiết mong các thầy cô xem xét và có những nhận xét đánh giá để bài viết của em được hoàn thiện hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo Sách
1. PGS.TS Nguyễn Thị Hường “Giáo trình quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI” tập 1, tập 2(2004) Nhà xuất bản thống kê
2. PGS.TS Nguyễn Thị Hường “Giáo trình kinh doanh quốc tế” tập 1, tập 2(2003) Nhà xuất bản lao động xã hội
3. PTS Nguyễn Cao Văn “Giáo trình maketing quốc tế” (1999) Nhà xuất bản giáo dục
4. TS Vũ Trọng Lâm “Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” (2006) Nhà xuất bản chính trị quốc gia
5.TS Đinh Văn Ân, TS Lê Xuân Ba “Nâng cao sức cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí” (2006) Nhà xuất bản tài chính
6. Tác giả Trần Chí Thành “Thị trường EU và khả năng xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” (2002) Nhà xuất bản lao động xã hội
7. PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân “Thâm nhập thị trường EU-những điều cần biết” (2004) Nhà xuất bản thống kê
Tài liệu công ty
1. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm(2003- 2006)
2. Báo cáo tài chính của công ty qua các năm(2003-2006)
Các trang web
1. http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?950
Dệt may Việt Nam vào EU: Vì sao tăng trưởng chưa như mong đợi? 2. http://www.ips.gov.vn/PrintPreview.aspx?nId=5282
Kinh nghiệm của SRILANCA về nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc trên thị trường EU và bài học rút ra cho hàng may mặc Việt Nam.
3. http://www.tbtvn.org/default.asp?action=article&ID=548 Vào WTO, dệt may VN vẫn chưa thể 'cất cánh'
4. http://www.ckt.gov.vn/news.php?id=1851&id_subject=3 Cơ hội cho ngành dệt may Việt Nam
5. http://www.ckt.gov.vn/news.php?id=3437&id_subject=3
Dệt may Việt Nam trước thềm 2005: Đối đầu với hàng Trung Quốc 6.http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/Tin-Thitruong/Chdong-Thi truong/
Thị trường EU: “Cô nàng đỏng đảnh”
7.http://www.trade.hochiminhcity.gov.vn/data/file/2002/10/235/ Hiệp định về dệt may
8.http://www.itpc.hochiminhcity.gov.vn/vi/tin_tuc_thi_truong/tin_tuc/hoat _dong_xuc_tien_tm_dau_tu/2005/08/news_item.2005-08-03.0545313121
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp may mặc Việt Nam xuất khẩu EU - Hai năm nhìn lại
9. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=8825&id=354 Giới thiệu chung về EU
10.http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?
nc=4279&id=356http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=4279&id=356 Tóm tắt quan hệ Việt Nam – EU
10. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=3696&id=358 Hướng dẫn kinh doanh tại thị trường EU
Các quy định cần biết về hàng dệt may
12. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=4800&id=362
Đánh giá triển vọng phát triển xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn 2000 – 2010
13. http://sme.tcvn.gov.vn/default.asp?nc=1349&id=365 Dự báo xu hướng trong hành vi mua sắm ở Châu Âu
14. http://www.ips.gov.vn/NewsDetail.aspx?nId=5287
Các giải pháp thiết yếu nâng cao khả năng cạnh tranh hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU
15. http://www.dddn.com.vn/Desktop.aspx/TinTuc/Thoi-Su/ Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia