Dự báo về nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc của thị trường EU

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU (Trang 69 - 70)

EU là thị trường tiêu thụ hàng may mặc đầy tiềm năng. Nhu cầu nhập khẩu hàng may mặc thông thường của thị trường này càng lớn khi EU mở rộng ra thành 25 nước thành viên.

Theo thống kê Anh, Đức, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan là những quốc gia tiêu dùng hàng may mặc lớn nhất EU chiếm khoảng 77% trong tổng mức chi tiêu của 25 quốc gia thuộc EU. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ và ít dân cư như Ádoanh nghiệp, Bỉ, Thuỵ Điển cũng đều có mức tiêu dùng/người cho hàng may mặc khá cao.

Với 10 quốc gia thành viên mới, các quốc gia này đều có mức tăng trong tiêu dùng hàng may mặc, trong đó mức tiêu dùng/người của Slovennia là lớn nhất đạt 401 Euro năm 2006, tiếp đến người tiêu dùng Malta đạt 310 Euro. Trong các thành viên mới này có nhiều quốc gia đã từng là thị trường truyền thống của hàng may mặc Việt Nam như cộng hoá Sec, Hungari, Balan, Latvia, Lithuanie, Slovakia, Estonia. Nhìn chung, 10 quốc gia thành viên mới của EU không phải là thị trường khó tính đối với hàng may mặc và do thu nhập bình quân đầu người thấp nên mức chi tiêu cho hàng may mặc thấp, vì thế hàng may mặc từ cấp thấp, cấp trung đến cao cấp đều có thể tiêu thụ được trên thị trường này.

EU có xu hướng nhập khẩu hàng may mặc từ các nước đang phát triển với mức giá thấp vì các nước EU hầu hết là các nước công nghiệp, họ chú trọng vào công nghiệp nặng và công nghệ thông tin để xây dựng và phát triển kinh tế, ngoài ra các nước trong EU chủ yếu tập trung vào việc sản xuất hàng may mặc

cao cấp, đòi hỏi kỹ thuật cao, mẫu mã phức tạp chứ không chú ý tới đoạn thị trường phục vụ nhu cầu ăn mặc thông thường, mặt khác chi phí sản xuất ở đây cũng rất cao.

Người tiêu dùng EU luôn đòi hỏi cao về chất lượng và dịch vụ đối với hàng may mặc. Họ yêu cầu hàng may mặc phải phong phú về mẫu mã, kích cỡ, đa dạng về chủng loại, mầu sắc đặc biệt hàng may mặc là loại hàng chịu ảnh hưởng rất lớn của tính văn hóa, phong tục tập quán, sở thích…những mặt hàng này thì giá thấp cho nên người tiêu dùng có thể thay đổi một cách thường xuyên.

Người tiêu dùng EU thích tiêu dùng theo mốt cho nên doanh nghiệp phải thiết kế ra nhiều mẫu mã sản phẩm mới thì sản phẩm cũ sẽ bị lỗi thời và người tiêu dùng sẽ mua sản phẩm mới. Những nước nhập khẩu mặt hàng này lớn là Anh, Pháp, Ý, bên cạnh đó một số nước cũng đã và đang tăng khả năng nhập khẩu đối với nhóm hàng này là Đan Mạch, Hà Lan, Thuỵ Điển…

Người tiêu dùng EU có xu hướng tiêu dùng những hàng may mặc sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên. Vì thế, xu hướng tiêu dùng hàng may mặc trong những năm tới là dùng các sản phẩm được làm từ tơ tằm, thổ cẩm, lụa… vì những hàng may mặc được sản xuất từ chất liệu này vừa độc đáo, lạ mắt, mát mẻ mà việc sản xuất chúng không ảnh hưởng gì tới môi trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU (Trang 69 - 70)