400-600 giờ/1 năm. Trong khi đó, trong luật lao động ghi các doanh nghiệp không được phép tăng ca quá 300giờ/ năm là quy định mà hầu hết các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc kể cả các doanh nghiệp lớn hàng đầu Việt Nam đều không thực hiện được trong điều kiện hiện nay. Do đó Chính phủ cần điều chỉnh luật cho phù hợp với thực tế để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Hơn nữa, trong điều kiện hiện nay yếu tố thời gian làm thêm trong năm là điều hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu, bởi nó liên quan đến thời gian giao hàng ngắn hay dài từ đó nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU. Do hàng may mặc là mặt hàng mang tính thời vụ, nên việc sản xuất chúng càng cần phải đảm bảo yếu tố thời gian. Các doanh nghiệp gia công hàng may mặc Việt Nam nhận nguyên liệu do nhà nhập khẩu cung cấp, nhiều khi nguyên liệu lại không đồng bộ, số lượng ít, mẫu mã lại thay đổi liên tục cộng với thủ tục Hải quan Việt Nam rườm rà, cơ sở hạ tầng yếu kém, giao thông vận tải không tốt làm chậm tiến độ giao hàng. Còn đối với các doanh nghiệp trực tiếp sản xuất thì bị phù thuộc chủ yếu vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu khi tiến hành sản xuất, thời gian từ khi đặt hàng đến khi nhận hàng phải mất hàng tháng. Nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc Việt Nam chưa đổi mới đồng bộ máy móc thiết bị, năng suất lao động thấp, quản lý sản xuất chưa hợp lý, dẫn đến chậm thời gian giao hàng. Trước thực tế đó, Chính phủ nên có chính sách để sửa đổi, bổ sung luật cho phù hợp để nâng cao sức cạnh tranh của hàng may mặc Việt Nam trên thị trường EU.