Gía thành, giá cả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU (Trang 57 - 60)

Gía thành

Một trong những yếu tố cấu tạo nên giá thành của hàng hoá nói chung và hàng may mặc nói riêng là chi phí nhân công để sản xuất hàng hoá. Hàng may mặc Việt Nam nói chung được xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí lao động/ giờ công tương đối thấp. Trong số các quốc gia có hàng may mặc xuất khẩu vào thị trường EU như Trung Quốc, Ấn Độ thì Việt Nam vẫn có chi phí nhân công lao động tương đối thấp. Chính nhờ chi phí nhân công lao động thấp nên giá hàng may mặc xuất khẩu của công ty ở mức vừa phải có thể chấp nhận được, tuy giá một vài sản phẩm cao hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh, nhưng nhà nhập khẩu vẫn chấp nhận được. Về dài hạn chi phí nhân công của công ty bị cạnh tranh bởi chi phí nhân công rẻ của các công ty của Campuchia, Lào, Myanma có chi phí thấp hơn, đồng thời cùng với sự phát triển ngày càng nhanh của xã hội mà nhu cầu của người lao động cũng tăng theo do đó chi phí nhân công/ giờ của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng sẽ

dần tăng lên theo mức độ phát triển của xã hội. Tuy nhiên, chi phí nhân công chỉ là một yếu tố tạo nên giá thành của hàng hoá ngoài ra còn có nhiều loại chi phí khác tạo nên, các chi phí này đều ở mức cao hơn các công ty khác trong khu vực như giá vải của Việt Nam thường đắt hơn so với Trung Quốc như vải kỹ thuật của Việt Nam khổ 45 có giá 0,75 USD/met và khổ 60 có giá khoảng 0,95USD/met, cao hơn giá vải của Trung Quốc từ 10%-15%. Vải kaki mầu của Việt Nam có giá từ 1,3-1,5USD/met, cao hơn giá vải cùng loại của Trung Quốc từ 15%-20% do đó làm tăng giá thành hàng may mặc của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam nói chung và của công ty Sản xuất-Xuất nhập khẩu nói riêng. Ngoài ra, hàng may mặc của công ty khi xuất khẩu sang thị trường EU còn phải chịu các chi phí như cước bưu chính viễn thông, vận tải biển, hàng không, các khoản phí và lệ phí đều cao, bên cạnh những chi phí chính thức này còn có các chi phí không chính thức do thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà, quan liêu, tham nhũng điều đó đã góp phần làm tăng giá thành của hàng may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường thế giới nói chung và thị trường EU nói riêng.

Qua biểu đồ 2 ta thấy: Chi phí cho nguyên phụ liệu nhập khẩu của hàng may mặc của công ty ở mức quá cao chiếm tới 80% tổng giá thành hàng may mặc. Phần quan trọng hơn là giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty chỉ có 6,25% nếu chỉ số này càng cao thì sức cạnh tranh hàng may mặc của công ty càng cao. Gía trị gia tăng hàng may mặc của công ty thấp do quá trình thay đổi công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của công ty chậm, năng suất lao động thấp, lao động không có kỹ năng chiếm 6,34% trong giá thành hàng may mặc của công ty, còn lao động có kỹ năng chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ đạt 3,50% trong giá thành hàng may mặc của công ty, từ đó tạo ra giá bán cao làm giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty thấp góp phần làm giảm sức cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường EU.

Biểu đồ 2: Cơ cấu chi phí mặt hàng may của công ty năm 2006

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006

Với lợi thế chi phí nhân công rẻ, đáng lẽ hàng may mặc của công ty phải có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường EU nhưng lại ngược lại giá thành hàng may mặc của công ty còn cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh. Điều này, công ty cần phải điều chỉnh nhanh chóng cho phù hợp với điều kiện cạnh tranh gay gắt trên thị trường EU.

Gía cả

Giá cả hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường EU còn cao thông thường cao hơn 10%-15% so với các công ty khác trong khu vực. Riêng so với hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc hàng may mặc của công ty cao hơn 20%-30%, giá xuất khẩu một số mặt hàng may mặc của công ty như áo sơ mi, quần áo lót, các loại áo bó chui đầu đều có giá cao hơn so với các công ty xuất khẩu khác với cùng mặt hàng trong khu vực. Trước tình hình thực tế là EU đã bãi bỏ hạn ngạch cho hàng may mặc Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU, thì giá hàng may mặc Việt Nam nói chung cũng như hàng may mặc của công ty nói riêng cần được tính toán cho phù hợp. Nếu không điều

chỉnh sẽ có sự chênh lệch về giá giữa hàng may mặc của công ty so với các đối thủ cộng với khả năng cung ứng hàng nhỏ, thời gian giao hàng không đúng hạn sẽ chuyển nhiều đơn hàng sang các doanh nghiệp của Trung Quốc hoặc doanh nghiệp của các quốc gia khác khiến hàng may mặc xuất khẩu của công ty đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng may của công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu Dệt may trên thị trường EU (Trang 57 - 60)