III. Kết thúc kiểm toán
1. Mục tiêu chi tiết đối với kiểm toán các khoản phải thu
Bảng 2: Mục tiêu đối với kiểm toán các khoản phải thu
Mục tiêu kiểm
toán chung
Mục tiêu kiểm toán chi tiết đối với khoản phải thu
Hiện hữu
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại, có
thực, vào thời điểm lập báo cáo. Quyền và nghĩa
vụ:
Mọi khoản phải thu phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền
sở hữu tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Phát sinh
Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải đã xảy ra và có liên
quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét
Đầy đủ
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các khoản công nợ phải thu đều
được phản ánh trên sổ sách kế toán một cách đầy đủ.
Đánh giá
Một khoản phải thu được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành ( hoặc được thừa nhận)
Chính xác
Mọi nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu đều phải được ghi
chép theo đúng giá trị của nó, được ghi nhận đúng niên độ, đúng khoản
mục, đúng đối tượng, đúng tài khoản và đúng về toán học.
Trình bày và Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến công nợ phải thu được phân loại,
công bố diễn đạt, và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành
2. Hệ thống kiểm soát nội bộ đối với các khoản phải thu:
2.1 Môi trường kiểm soát:
Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
- Chính sách thủ tục liên quan đến công nợ phải thu
- Chính sách bán chịu: sự phê duyệt, đối tượng khách hàng, giá trị nợ, thời gian nợ
- Thủ tục chứng minh việc phát sinh các khoản nợ phải thu. Chứng từ liên quan khoản phải thu
có hợp pháp, hợp lệ
- Quy định định mức khoản bán chịu.
2.2 Hệ thống kế toán: Vấn đề cần chú ý khi kiểm toán các khoản phải thu:
- Bộ máy kế toán của đơn vị khách hàng đối với khoản phải thu
- Nợ phải thu cần được hạch toán chi tiết cho từng đối tượng phải thu, theo từng nội dung phải
thu, theo dõi chi tiết phải thu ngắn hạn, phải thu dài hạn và ghi chép theo từng lần thanh toán.
- Kế toán phải tiến hành phân loại các khoản nợ, loại nợ có thể trả đúng hạn, khoản nợ khó đòi
hoặc có khả năng không thu hồi được, để có căn cứ xác định số trích lập dự phòng phải thu khó
đòi hoặc có biện pháp xử lý đối với khoản nợ phải thu không đòi được.
- Kế toán thực hiện việc tổ chức kế toán: mở sổ, ghi sổ, khóa sổ để theo dõi công nợ phải thu.
- Kế toán các khoản phải thu phát sinh sau ngày khóa sổ.
2.3 Thủ tục kiểm soát:
- Phê duyệt chứng từ liên quan công nợ phải thu.
- Việc thực hiện đối chiếu công nợ với khách hàng.
- Việc đối chiếu số liệu sổ kế toán chi tiết với sổ tổng hợp.
- Việc tiến hành các thủ tục kiểm soát đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
- Biên bản ghi chép, biên bản xử lý (nếu có).