Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro

Một phần của tài liệu 99 Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC (Trang 25 - 32)

I. Lập kế hoạch kiểm toán

1. Tìm hiểu khách hàng, hệ thống kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro

Mục đích của công việc trước khi kiểm toán là thực hiện các thủ tục nhằm đạt được sự

hiểu biết khái quát về hoạt động kinh doanh, hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của

khách hàng. Trên cơ sở đó, kiểm toán viên đánh giá sơ bộ các rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm

soát gắn liền với hoạt động kinh doanh và Báo cáo tài chính của khách hàng. Từ đó, sẽ tiến hành

lập hợp đồng kiểm toán đối với khách hàng.

Việc thu thập thông tin về hoạt động của đơn vị được kiểm toán là một phần quan trọng

trong việc lập kế hoạch kiểm toán, giúp cho kiểm toán viên làm rõ được các sự kiện, các nghiệp

vụ và các đặc điểm khác có thể có ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tài chính.

Theo chuẩn mực số 310 “ Hiểu biết về tình hình hình kinh doanh”, những nội dung cụ thể

kiểm toán viên phải hiểu biết khái quát về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán bao

gồm:

A- Hiểu biết chung về nền kinh tế:

- Mức độ phát triển chung của nền kinh tế: Suy thoái, tăng trưởng kinh tế;

- Các tỷ lệ lãi suất và khả năng tài chính của các nguồn lực;

- Mức độ lạm phát và giá trị đơn vị tiền tệ;

- Các chính sách của Chính phủ:

+ Chính sách tiền tệ, ngân hàng (Ví dụ: Mức lãi suất, tỉ giá hối đoái, hạn mức tín dụng,...)

+ Chính sách tài chính;

+ Chính sách thuế (Ví dụ: Thuế giá trị gia tăng; thuế xuất nhập khẩu; thuế thu nhập doanh

nghiệp,...);

+ Chính sách khuyến khích đầu tư (Ví dụ: Các chương trình trợ giúp của Chính phủ,...).

- Chính sách liên quan đến ngoại hối và tỷ giá ngoại tệ.

B- Môi trường và lĩnh vực hoạt động của đơn vị được kiểm toán:

- Các yêu cầu về môi trường và các vấn đề liên quan;

- Thị trường và cạnh tranh;

- Đặc điểm hoạt động kinh doanh (liên tục hay theo thời vụ);

- Các thay đổi trong công nghệ sản xuất, kinh doanh;

- Rủi ro kinh doanh;

- Sự thu hẹp hay mở rộng quy mô kinh doanh;

- Các điều kiện bất lợi (Ví dụ: Cung, cầu tăng hoặc giảm, giá cả cạnh tranh,...);

- Các chỉ số kinh tế trong ngành;

C- Nhân tố nội tại của đơn vị được kiểm toán:

1- Các đặc điểm về cơ cấu và quản lý:

- Hội đồng quản trị, ban giám đốc: số lượng, thành phần, phân cấp phân quyên; các cuộc

họp, phạm vi hoạt động;

- Các chủ sở hữu vốn và các bên liên quan;

- Cơ cấu vốn;

- Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất, kinh doanh; Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý;

- Các mục tiêu quản lý và kế hoạch chiến lược;

- Các nguồn và biện pháp tài chính;

- Chức năng và chất lượng hoạt động của bộ phận kiểm toán nội bộ (nếu có);

- Quan niệm và thái độ của Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ;

- Công ty kiểm toán và kiểm toán viên các năm trước.

2- Tình hình kinh doanh của đơn vị:

- Đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh;

- Các điều kiện sản xuất, kho bãi, văn phòng;

- Các vấn đề về nhân lực;

- Sản phẩm, dịch vụ và thị trường (Ví dụ: Các khách hàng và hợp đồng chính, các điều

khoản về thanh toán, tỷ lệ lợi nhuận gộp, phần thị trường chiếm lĩnh, các đối thủ cạnh

tranh, xuất khẩu, các chính sách giá cả, danh tiếng các mặt hàng, bảo hành, đơn đặt hàng,

xu hướng, chiến lược và mục tiêu tiếp thị, quy trình sản xuất,...);

- Các nhà cung cấp hàng hóa và dịch vụ quan trọng (Ví dụ: Các hợp đồng dài hạn, mức

độ ổn định của nhà cung cấp, các điều kiện thanh toán, các hình thức nhập khẩu, các hình

thức cung ứng,...);

- Các khoản chi phí liên quan hoạt động kinh doanh

- Các tài sản, công nợ, nghiệp vụ bằng ngoại tệ ;

- Luật pháp và các quy định có ảnh hưởng lớn đến đơn vị được kiểm toán;

3- Khả năng tài chính :

Các nhân tố liên quan đến tình hình tài chính và khả năng sinh lợi của đơn vị được kiểm toán; Các tỷ suất quan trọng và số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh; Xu hướng biến động của kết quả tài chính.

4- Môi trường lập báo cáo: Các tác động khách quan có ảnh hưởng đến Giám đốc (hoặc người

đứng đầu) đơn vị trong việc lập báo cáo tài chính

5- Yếu tố luật pháp:

- Các yêu cầu về văn bản pháp luật;

- Các yêu cầu đối với báo cáo kiểm toán;

- Những người sử dụng báo cáo tài chính.

1.2 Hệ thống kiểm soát nội bộ:

Theo chuẩn mực số 400 “ Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , Hệ thống kiểm soát nội

bộ : Là các qui định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng ,

nhằm bảo đảm bảo độ tin cậy hợp lý trên mọi khía cạnh của báo cáo tài chính; đảm bảo sự hiệu

quả của các nghiệp vụ kinh tế; và đảm bảo hoạt động kinh doanh của đơn vị tuân thủ pháp luật

và các quy định. Hệ thống kiểm soát nội bộ bao gồm môi trường kiểm soát, hệ thống kế toán và

các thủ tục kiểm soát.

• Kiểm toán viên phải hiểu biết về môi trường kiểm soát của đơn vị để đánh giá nhận thức, quan điểm, sự quan tâm và hoạt động của thành viên Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc đối với hệ thống kiểm soát nội bộ.

• Kiểm toán viên phải hiểu biết về hệ thống kế toán và việc thực hiện công việc kế toán của đơn vị để xác định được:

- Các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;

- Nguồn gốc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu;

- Tổ chức bộ máy kế toán;

- Tổ chức công việc kế toán, gồm: Hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ kế

toán và hệ thống báo cáo tài chính;

- Quy trình kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu và các sự kiện từ khi phát sinh đến khi

lập và trình bày báo cáo tài chính.

• Kiểm toán viên phải hiểu biết các thủ tục kiểm soát của đơn vị để xây dựng kế hoạch kiểm toán

tổng thể và chương trình kiểm toán. Kiểm toán viên dựa vào hiểu biết của mình về môi trường

kiểm soát để xác định những thủ tục kiểm soát đã được đơn vị thiết lập và những thủ tục còn

thiếu, cần thiết phải bổ sung thêm.

Các thủ tục kiểm soát chủ yếu bao gồm:

- Lập, kiểm tra, so sánh và phê duyệt các số liệu, tài liệu liên quan đến đơn vị;

- Kiểm tra tính chính xác của các số liệu tính toán;

- Kiểm tra chương trình ứng dụng và môi trường tin học;

- Kiểm tra số liệu giữa sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết;

- Kiểm tra và phê duyệt các chứng từ kế toán, tài liệu kế toán;

- Đối chiếu số liệu nội bộ với bên ngoài;

- So sánh, đối chiếu kết quả kiểm kê thực tế với số liệu trên sổ kế toán;

- Giới hạn việc tiếp cận trực tiếp với các tài sản và tài liệu kế toán;

- Phân tích, so sánh giữa số liệu thực tế với dự toán, kế hoạch.

1.3 Đánh giá về trọng yếu và rủi ro:

Theo chuẩn mực số 400 “Đánh giá rủi ro và kiểm soát nội bộ” , dựa trên những hiểu biết

về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của khách hàng, Kiểm toán viên và công ty

kiểm toán phải để kế hoạch kiểm toán tổng thể và chương trình kiểm toán thích hợp, có hiệu

quả, và phải đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm toán kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số

dư tài khoản hoặc các loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.

Kiểm toán viên phải sử dụng những xét đoán chuyên môn của mình để đánh giá rủi ro

kiểm toán và xác định các thủ tục kiểm toán nhằm hiểu biết về tình hình hoạt động của đơn vị

được kiểm toán và môi trường hoạt động của đơn vị, bao gồm cả hệ thống kiểm soát nội bộ.

Một phần của tài liệu 99 Quy trình kiểm toán các khoản phải thu trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán APEC (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w