I. Lập kế hoạch kiểm toán
2. Xây dựng kế hoạch kiểm toán
Trên cơ sở những hiểu biết và đánh giá trên, tiến hành tập trung vào việc đánh giá rủi ro
chi tiết cho từng loại tài khoản và nghiệp vụ chủ yếu trên Báo cáo tài chính của khách hàng và
lập kế hoạch kiểm toán chi tiết. Kế hoạch kiểm toán được xây dựng trên cơ sở đánh giá điểm
mạnh, yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá rủi ro và phân tích tổng quát tình hình, đặc
điểm của đơn vị. Kế hoạch kiểm toán được lập bởi các kiểm toán viên có kinh nghiệm, được
soát xét qua hai cấp là chủ nhiệm kiểm toán và thành viên Ban giám đốc trực tiếp phụ trách cuộc
kiểm toán.
2.1 Lập kế hoạch kiểm toán tổng thể:
Theo chuẩn mực số 300 “ Lập kế hoạch kiểm toán”, kiểm toán viên nhất thiết phải lập
bằng văn bản kế hoạch kiểm toán tổng thể. Kế hoạch kiểm toán tổng thể là việc cụ thể hóa kế
hoạch chiến lựơc và phương pháp tiếp cận chi tiết về nội dung, lịch trình và phạm vi dự kiến của
các thủ tục kiểm toán. Khi lập kế hoạch kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên cần phải đề cập đến
những vấn đề sau:
- Tình hình về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán
- Tình hình về hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ
- Kết quả đánh giá rủi ro và mức độ trọng yếu ban đầu của kiểm toán viên
- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán
- Sự phối hợp, chỉ đạo , giám sát và kiểm tra
2.2 Lập chương trình kiểm toán:
Theo chuẩn mực số 300, Kiểm toán viên nhất thiết phải lập chương trình kiểm toán bằng
văn bản, xác định nội dung, lịch trình và phạm vi của thủ tục kiểm toán theo như kế hoạch đã
lập. Chương trình kiểm toán được coi là công cụ chỉ dẫn cho kiểm toán viên thực hiện công việc
kiểm toán, đồng thời Chương trình kiểm toán cũng là công cụ để kiểm soát, kiểm tra việc thực
hiện tuân thủ các công việc kiểm toán.