Đây là quá trình sử dụng các thử nghiệm kiểm soát, thử nghiệm cơ bản để xác minh các
thông tin phản ánh trên báo cáo tài chính. Việc thực hiện kiểm toán bao gồm các bước sau:
SV. Nguyễn Ngọc Linh – K3N – Khoa Quốc tế - ĐHQGHN 34 Thực hiện kiểm toán Thực hiện kiểm toán
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm kiểm soát
Thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản Bằng chứng kiểm toán Bằng chứng kiểm toán Thủ tục phân tích tổng hợp Thủ tục phân tích tổng hợp
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Thủ tục kiểm tra chi tiết
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ
Sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC Sai sót trọng yếu ảnh hưởng đến BCTC
Sơ đồ 4:Thực hiện kiểm toán
1. Thử nghiệm kiểm soát:
Theo chuẩn mực số 500 “ Bằng chứng kiểm toán” , Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát) : Là việc kiểm tra để thu thập bằng chứng kiểm toán về sự thiết kế phù hợp và sự vận hành hữu hiệu của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ.
Kiểm toán viênn có thể thu thập các bằng chứng kiểm toán thông qua việc tiến hành thử nghiệm kiểm soát. Các bằng chứng kiểm toán này liên quan đến hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
Để thu thập được các bằng chứng kiểm toán thông qua áp dụng thử nghiệm kiểm soát,
kiểm toán viên cần phải xem xét tính đầy đủ và thích hợp các các bằng chứng đó, nhằm mục
đích chấp nhận những đánh giá về mức độ rủi ro của hệ thống kiểm soát nội bô.
Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng kiểm toán từ phạm vi đánh giá hệ thống kế toán
và hệ thống kiểm soát nội bộ về các phương diện sau:
- Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ được thiết kế sao cho có khả
năng ngăn ngừa, phát hiện các sai sót trọng yếu;
- Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát kế toán nội bộ tồn tại và hoạt động
một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét.
Khi xem xét các thủ tục kiểm soát, phải xem các thủ tục này có được xây dựng trên cơ sở
nguyên tắc cơ bản, như: chế độ thủ trưởng, nguyên tắc phân công, phân nhiệm, nguyên tắc tách
biệt về trách nhiệm, nguyên tắc phân cấp, uỷ quyền,...
Thông qua tiến hành thử nghiệm kiểm soát, kiểm toán viên phải xác định xem: hệ thống
kiểm soát nội bộ có được thiết kế và thực hiện phù hợp với đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát
hay không. Nếu có thay đổi lớn, thì kiểm toán viên phải xem xét lại mức độ rủi ro kiểm soát và
phải thay đổi nội dung, lịch trình và phạm vi thử nghiệm cơ bản đã dự kiến.
2. Thử nghiệm cơ bản:
Theo chuẩn mực số 500, Thử nghiệm cơ bản được tiền hành nhằm mục đích thu thập
bằng chứng kiểm toán liên quan đến những sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính .Thử
nghiệm cơ bản thường ở dạng sau :
• Thủ tục kiểm tra chi tiết để đánh giá tính đúng đắn phản anhs trong các nghiệp vụ và số
dư của các tài khoản kế toán.
• Các thủ tục phân tích tổng hợp.
Khi thu thập bằng chứng kiểm toán từ các thử nghiệm cơ bản, kiểm toán viên phải xem
xét sự đầy đủ và tính thích hợp của các bằng chứng từ các thử nghiệm cơ bản kết hợp với các
bằng chứng thu được từ thử nghiệm kiểm soát nhằm khẳng định cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài
chính.
2.1 Thủ tục phân tích tổng hợp:
Việc tiến hành các thủ tục phân tích tổng hợp giúp kiểm toán viên xác định được nội
dung cơ bản của cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính nói chung, và đối với phần hành phải thu nói
riêng. Thủ tục phân tích tổng hợp hỗ trợ kiểm toán viên trong việc xác định mức độ, phạm vi và
thời gian áp dụng các thủ tục kiểm tra chi tiết.
Theo chuẩn mực số 520 về “ Quy trình phân tích”, Thủ tục phân tích tổng hợp gồm hai loại:
• Phân tích ngang: phân tích dựa trên việc so sánh các trị số cùng một chỉ tiêu BCTC
• Phân tích dọc: Phân tích dựa trên cơ sở so sánh tương quan của các chỉ tiêu khác nhau trên
BCTC . Ví dụ: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, tỷ suất sinh lời..
2.2 Thủ tục phân tích chi tiết:
Kiểm tra chi tiết là việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật cụ thể để kiểm toán từng khoản
mục, nghiệp vụ. Việc kiểm tra chi tiết thường bám sát vào chương trình kiểm toán: thu thập
bằng chứng về sai phạm trọng yếu, kiểm tra khoản mục tổng thể, kiểm tra khoản mục chi tiết, sử
dụng các phương pháp kỹ thuật để kiểm tra, xử lý nếu có chênh lệch kiểm toán.