Đối với các sai sót tiềm tàng không có rủi ro chi tiết phát hiện được, nhóm kiểm toán cũng lựa chọn các thủ tục kiểm toán từ chương trình kiểm toán mẫu cho từng sai sót tiềm tàng theo cách đã trình bày ở trên.
3.3.5. Tổng hợp và phổ biến kế hoạch kiểm toán
Sau khi tiến hành tất cả các bước công việc trên, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành công việc cuối cùng của giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán là tổng hợp kế hoạch kiểm toán.
Bảng tổng hợp kế hoạch kiểm toán thường bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Những thông tin về hoạt động của khách hàng: tên, trụ sở chính, điện thoại, quá trình
thành lập, lĩnh vực hoạt động, các thành phần của Ban lãnh đạo, chế độ tài chính kế toán, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của khách hàng ảnh hưởng đến quá trình kiểm toán...
- Hiểu biết về hệ thống kế toán và hệ thống KSNB trên hai mặt thiết kê và hoạt động: + Chính sách và nhân sự trong bộ máy kế toán.
+ Mức độ áp dụng vi tính của khách hàng và quyết định của KTV về việc sử dụng một chuyên gia trợ giúp về máy tính.
+ Kết luận và đánh giá ban đầu về môi trường kiểm soát, mức độ tin tưởng vào hệ thống kế toán, hệ thống kiểm soát nộ bộ của khách hàng.
- Đánh giá rủi ro và xác định mức độ trọng yếu:
+ Đánh giá rủi ro tiềm tàng. + Rủi ro kiểm soát.
+ Xác định mức độ trọng yếu: chỉ tiêu để xác định mức độ trọng yếu, lý do lựa chọn mức độ trọng yếu.
- Phương pháp kiểm toán đối với tất cả các khoản mục + Kiểm tra chọn mẫu: chọn mẫu tất cả các khoản mục. + Kiểm tra các khoản mục chủ yếu.
+ Kiểm tra toàn bộ 100%.
- Nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán.
- Sự phối hợp chỉ đạo, giám sát và kiểm tra việc thực hiện triển khai kế hoạch kiểm toán: xác định nhu cầu chuyên gia tư vấn pháp lý và các chuyên gia trong các lĩnh vực khác, kế hoạch về thời gian, nhân sự kiểm toán.
Bảng tổng hợp này sẽ được lưu vào hồ sơ kiểm toán và được phổ biến tới mọi thành viên trong nhóm kiểm toán để đảm bảo rằng mỗi thành viên trong nhóm đều nắm vững những nội dung quan trọng nhất của cuộc kiểm toán, từ đó góp phần thực hiện kiểm toán có chất lượng và hiệu quả.
3.4 Nhận xét, dánh giá về công tác lập kế hoạch kiểm toán tại Công ty
3.4.1 Các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán.
Trong giai đoạn chuẩn bị trước kiểm toán, các công việc KTV cần tiến hành gồm: gửi thư mời kiểm toán, đánh giá khả năng chấp nhận kiểm toán, lựa chọn nhóm kiểm toán và thiết lập các điều khoản của hợp đồng. Đây là bước thực hiện các công việc để tiếp nhận một khách hàng
• Ưu điểm :
Về cơ bản, các công việc chuẩn bị kế hoạch kiểm toán được Công ty xây dựng khá chặt chẽ. Từ việc gửi thư chào hàng cho tới việc lựa chọn nhóm kiểm toán cho mỗi cuộc kiểm toán. Chính khâu này được thực hiện tốt nên công ty đã thu hút được số lượng khách hàng đáng kể trong hai năm hoạt động vừa qua, điều đó thể hiện sự năng động, nhạy bén với thị trường, đồng thời thể hiện việc sử dụng nhân sự hợp lý giúp cuộc kiểm toán thực hiện nhanh chóng.
Việc soạn thảo hợp đồng của Công ty rất sát với thực tế, để tránh những mâu thuẫn với khách hàng khi có phát sinh bằng việc thỏa thuận các điều khoản giải thích cặn kẽ các công việc cần tiến hành.
• Nhược điểm :
Bên cạnh những công việc đã thực hiện khá tốt trong giai đoạn chuẩn bị kế hoạch kiểm toán, Công ty vẫn còn điểm chưa thật sự hợp lý. Để đánh giá khả năng chấp nhận khách hàng, KTV chỉ dựa vào các thông tin được liệt kê trong Bảng Khảo sát và đánh giá khách hàng để đưa ra ý kiến là Có hay Không chấp nhận kiểm toán cho khách hàng. Với cách đánh giá này thì Công ty không thể đánh giá được mức độ rủi ro của hợp đồng kiểm toán. Với các mức độ khác nhau thì KTV sẽ phải có những suy xét và cách xử lý khác nhau trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán và thực hiện kiểm toán.
3.4.2 Lập kế hoạch kiểm toán tổng quát.
Đây là khâu rất quan trọng trong lập kế hoạch kiểm toán, là khâu đưa ra những công việc cần thiết và bắt buộc phải làm cho cuộc kiểm toán.
• Ưu điểm :
Về Tìm hiểu hệ thống KSNB: Trong giai đoạn này AULAC đã tiến hành thu thập thông tin về khách hàng nhằm đạt được hiểu biết nhất định về khách hàng. Để đạt được sự hiểu biết về hệ thống KSNB của khách hàng, các KTV tại AULAC đã xây dựng được Bảng câu hỏi tìm hiểu về hệ thống KSNB khách hàng. Bên cạnh việc trả lời các câu hỏi, các KTV còn kết hợp với các kinh nghiệm thực tế của mình để có được sự hiểu biết chính xác hơn về hệ thống KSNB của khách hàng.
Xác định mức trọng yếu: Tại AULAC, Công ty đã đưa ra công thức cụ thể để xác định mức trọng yếu đối với toàn bộ BCTC. Đồng thời có sự kết hợp với kinh nghiệm của KTV nhằm đánh giá chính xác hơn về mức độ trọng yếu của các thông tin.
• Nhược điểm :
Về tìm hiểu về hệ thống KSNB: Việc sử dụng Bảng câu hỏi đánh giá về hệ thống KSNB khách hàng của Công ty là một ưu điểm. Tuy vậy Bảng câu hỏi này được thiết kế chung cho tất cả khách hàng, điều này là chưa hợp lý. Bởi các khách hàng thuộc các loại hình doanh nghiệp khác nhau, doanh nghiệp trong các lĩnh vực khác nhau nên việc thiết kế và vận hành hệ thống KSNB trong mỗi doanh nghiệp là rất khác nhau. Khi đó KTV sẽ không thể tìm hiểu được mọi khía cạnh về Công ty khách hàng. Do đó, việc áp dụng bảng câu hỏi sẽ đem lại hiệu quả không cao và không chính xác.
Về việc thực hiện các thủ tục phân tích: KTV chỉ tiến hành phân tích xu hướng biến động của các khoản mục trên BCĐKT và BCKQHĐKD mà không thực hiện phân tích các tỷ suất tài chính. Điều này sẽ gây ra một số hạn chế trong việc thực hiện mục tiêu của thủ tục phân tích sơ bộ như: việc tìm hiểu về nội dung của toàn bộ BCTC, đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu kiểm toán và xem xét khả năng tiếp tục hoạt động của khách hàng. Bởi vì kết quả của việc phân tích xu hướng biến động chỉ cho thấy sự biến động, cũng như nguyên nhân biến động của từng khoản mục riêng lẻ mà chưa chỉ ra được mối quan hệ giữa các khoản mục đó như thế nào. Hơn nữa, nó cũng không giúp KTV thấy được thực trạng tài chính của khách hàng để từ đó có thể phán đoán ra các sai sót tiềm tàng có thể xảy ra đối với các khoản mục trên BCTC.
3.4.3 Lập kế hoạch kiểm toán chi tiết
• Nhược điểm :
Về phương pháp chọn mẫu: việc chọn mẫu là do kinh nghiệm và sự xét đoán chủ quan của KTV, phương pháp này đem lại khả năng rủi ro cao khi sự xét đoán của KTV không phù hợp, đặc biệt là trong các cuộc kiểm toán phức tạp. Chính vì phương pháp chọn mẫu này phụ thuộc vào sự xét đoán của KTV nên mẫu được chọn ra có thể không khách quan và không mang tính đại diện, dẫn đến kết luận mà KTV đưa ra về tổng thể đang được kiểm toán dựa trên cơ sở khái quát kết quả kiểm tra mẫu có thể không chính xác. Thêm vào đó phương pháp chọn mẫu theo sự xét đoán của KTV không diễn ra theo một quy trình cụ thể nào nên có thể gây khó khăn cho người chịu trách nhiệm soát xét lại công việc của KTV. Để có thể chọn mẫu một cách khách quan, KTV có thể chọn mẫu theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên - một phương pháp chọn mẫu khách quan, khoa học và đảm bảo cho mọi phần tử của tổng thể đều có khả năng được chọn mẫu như nhau.
Về xây dựng chương trình kiểm toán: Công ty đã thiết kế được các chương trình kiểm toán cho các phần hành khác nhau, các chương trình kiểm toán của Công ty đã cụ thể hóa được các mục tiêu. Tuy nhiên các chương trình kiểm toán đó được áp dụng chung cho tất cả các khách hàng, cả khách hàng thường xuyên và khách hàng mới. Trên thực tế, mỗi khách hàng có loại hình kinh doanh khác nhau, cách quản lý khác nhau do đó rủi ro khác nhau, nên việc áp dụng chương trình kiểm toán như vậy là chưa hợp lý.
3.5 Điều kiện và khả năng hoàn thiện công tác lập kế hoạch kiểm toán
Khi thực hiện công tác lập kế hoạch sẽ có nhiều yếu tố tác động và ảnh hưởng tới kết quả của công tác lập kế hoạch kiểm toán: