- Quý 12007: Bắt đầu một thời kỳ khởi phát mớ
động sản ở Việt Nam trong thời gian qua
2.2.1.1. Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Sắc thuế đầu tiên trong lĩnh vực đất đai và trong sản xuất nông nghiệp là Pháp lệnh thuế nông nghiệp được ban hành 1951, thực chất đây là thuế hoa lợi ruộng đất, và áp dụng thuế suất lũy tiến toàn phần. Đến 1983, Pháp lệnh thuế nông nghiệp mới ra đời, đó là sắc thuế kết hợp của thuế sử dụng đất nông nghiệp và thuế hoa lợi ruộng đất. Đến 1993, Pháp lệnh thuế sử dụng đất nông nghiệp được ban hành để thay thế Pháp lệnh 1983.
Pháp lệnh thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993 là sắc thuế chỉ thu thuếđối tượng sử dụng đất nông nghiệp, sắc thuế này nhằm điều tiết thu nhập từ việc sử dụng đất nông nghiệp. Căn cứ tính thuế là: diện tích, hạng đất, thuế suất.
Trong đó:
- Diện tích tính thuế dựa vào sổđịa chính hoặc tờ khai của hộ sử dụng đất. - Hạng đất được căn cứ vào các yếu tố sau: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu, điều kiện thuận lợi về tưới tiêu. Hạng đất được quy định ổn định trong 10 năm. Dựa vào khả năng sinh lợi từ cao đến thấp mà phân thành 5 hạng đối với đất trồng cây lâu năm, 6 hạng đối với đất trồng cây hàng năm và đất có mặt nước nuôi trồng thủy hải sản.
- Thuế suấtđược quy định hàng năm bằng số kilogam thóc trên một đơn vị diện tích canh tác (hecta) của từng hạng đất. Tuy thuế suất được quy định bằng số thóc nhưng quy ra tiền để thu thuế, giá thóc để quy ra tiền thuế là giá thị trường của từng địa phương theo vụ mùa thu thuế.
Có thể thấy thuế sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian qua là một nguồn thu đáng kể cho ngân sách Nhà nước, góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng
đất nước, đặc biệt là trong thời kỳ đầu của quá trình đổi mới. Nguồn thu từ thuế sử dụng đất nông nghiệp góp phần trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng, ổn định và phát triển thị trường bất động sản khu vực nông thôn. Nhưng nhìn chung, tỷ trọng thuế sử dụng đất nông nghiệp trong tổng thu ngân sách nhà nước là thấp và tổng mức thu có xu hướng ngày càng giảm vì các nguyên nhân sau: thứ nhất là do diện tích sử dụng thuế nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do tiến trình công nghiệp hóa đất nước, thứ hai là do thực hiện Nghị quyết 15/2003/QH11 được Quốc hội thông qua ngày 17/06/2003 về việc miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến 2010.
Bảng 2.1: Tình hình thu thuế sử dụng đất nông nghiệp
Năm Thuế sử dụng đất nông nghiệp (Tỷ đồng)
Chiếm tỷ trọng trong ngân sách nhà nước (%) 2000 1.776 1,96 2001 814 0,78 2002 772 0,62 2003 151 0,10 2004 130 0,065 2005 132 0,06 2006 102 0,04
Nguồn: Bộ Tài chính (trong đó năm 2005 và 2006 là số liệu dự toán)
Với quy định mọi cá nhân được giao đất có sử dụng hoặc không sử dụng đều phải nộp thuế, nên bắt buộc mọi người nắm giữđất đều phải tăng cường đầu tư thâm canh tăng năng suất sản xuất nông nghiệp làm tăng thu nhập và hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nếu không sử dụng hoặc sử dụng đất không hiệu quả bắt buộc sẽ phải chuyển giao lại cho người khác bằng cách cho thuê đất hoặc chuyển quyền sử dụng đất. Do đó, việc áp dụng thuế sử dụng đất nông nghiệp giúp Nhà nước quản lý được quỹ đất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, góp phần thúc đẩy việc sử dụng đất có hiệu quả, làm gia tăng hàng hóa bất động sản trên thị trường. Tuy nhiên, thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện nay còn có nhiều nhược điểm: - Chi phí để nuôi bộ máy thực hiện thu thuế sử dụng đất nông nghiệp chiếm con số lớn trong tổng nguồn thu thuế này.
- Thu nhập của đa số nông dân rất thấp, bên cạnh đó người nông dân còn phải chịu nhiều sắc thuế khác nữa.
- Những bất hợp lý và không công bằng khi tính thuế suất bằng thóc, nhưng quy ra tiền để thu thuế: Do nước ta trước đây là nước với nền kinh tế mà sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, việc thu thuế theo giá thóc là hợp lý. Song với trình độ phát triển kinh tế ngày nay, tốc độ công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng nhanh, các quan hệ tiền tệ phát triển mạnh thì tính thuế theo giá thóc không còn phù hợp nữa. Giá thóc ngày càng có xu hướng giảm do áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại, đẩy năng suất thu hoạch thóc ngày càng tăng, làm cho tổng thu thuế sử dụng đất nông nghiệp không còn là nguồn thu đáng kểđể đóng góp vào việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn. Bên cạnh đó, giá thóc tính thuế không đồng nhất giữa các địa phương tạo ra sự không công bằng trong nghĩa vụ nộp thuế của người dân. Mức thuế suất bằng số thóc dựa trên hoa lợi của đất và có sự phân biệt giữa cây trồng hàng năm và cây lâu năm không khuyến khích nông dân cải tạo đất, tăng năng suất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từđó kìm hãm sự phát triển nông nghiệp, đời sống nông thôn gặp nhiều khó khăn hơn. Trong khi đó, giá đất có xu hướng ngày càng tăng dẫn đến việc nông dân không muốn nắm giữđất để sản xuất nông nghiệp nữa, làn sóng di cư vào đô thị tăng nhanh, làm cho thị trường đất đai ở cả khu vực nông thôn và thành thịđều bịảnh hưởng lớn.
- Về việc xác định hạng đất để áp thuế suất tính thuế sử dụng đất nông nghiệp cho hợp lý và công bằng, trên thực tế cũng khó có thể thực hiện được điều này vì việc xác định hạng đất dựa vào các yếu tố: chất đất, vị trí, địa hình, khí hậu, điều kiện thuận lợi về tưới tiêu, nhưng hầu hết các địa phương đều không theo các yếu tố này để xác định hạng đất mà chủ yếu dựa vào năng suất bình quân của năm trước đó. Do vậy, việc xác định hạng đất thường thiếu khách quan, dễ phát sinh những tiêu cực, nảy sinh nhiều trường hợp cùng một diện tích đất nhưng được xếp là hạng đất thấp đểđóng thuế sử dụng đất nông nghiệp thấp nhưng khi bị thu hồi lại được xếp hạng đất cao để nhận đền bù cao.