Nguồn hình thành vốn kinh doanh.

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu khai thác và tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng Hồng Hà (Trang 42 - 43)

Một trong những vấn đề mà hầu hết các nhà quản lý doanh nghiệp hết sức quan tâm đó là tổ chức đảm bảo vốn đầy đủ , kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .Tuy nhiên , do nhu cầu vốn để tiến hành sản xuất kinh doanh rất lớn nên vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau . Mỗi nguồn vốn có chi phí sử dụng vốn khác nhau và có những u nhợc điểm khác nhau , vì thế để tổ chức huy động vốn một cách có hiệu quả thì cần thiết phải nghiên cứu nguồn hình thành nên vốn sản xuất kinh doanh .

+) Căn cứ vào quan hệ sở hữu , nguồn vốn kinh doanh đợc chia thành hai loại :

_ Nguồn vốn chủ sở hữu: Là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp bỏ ra và vốn tự bổ sung từ lợi nhuận để lại Tuỳ từng loại hình doanh nghiệp mà nguồn vốn chủ sở hữu đ… ợc hình thành khác nhau : đối với DNNN là nguồn vốn do Ngân sách Nhà nớc cấp , lợi nhuận để lại hoặc vốn điều chuyển từ các thành viên khác đến .

Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm = Tổng nguồn vốn - Nợ phải trả

_ Nợ phải trả : Là các khoản nợ phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán với các tác nhân kinh tế nh : nợ vay Ngân hàng và các tổ chức tín dụng , vay từ phát hành trái phiếu , vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) , vốn chiếm dụng (nợ khách hàng , nợ NSNN, nợ lơng CBCNVcha đến hạn trả ) . Nợ phải trả bao gồm các khoản nợ vay (dài hạn và ngắn hạn) và vốn chiếm dụng .

Một doanh nghiệp thờng phải phối hợp cả hai nguồn trên để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh .Tuy nhiên , sự kết hợp giữa hai nguồn này còn phụ thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh và từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp và vào quyết định của ngời quản lý trên cơ sở điều kiện thực tế của doanh nghiệp để hớng tới cơ cấu nguồn vốn tối u .

+) Căn cứ vào thời gian huy động và sử dụng vốn :

- Nguồn vốn thờng xuyên : là nguồn có tính chất ổn định , thời gian sử dụng lâu dài , bao gồm nguồn vốn chủ sở hữu và vay dài hạn . Nguồn này thờng đợc sử dụng để đáp ứng nhu cầu đầu t vào TSCĐ và một bộ phận TSLĐ thờng xuyên cần thiết .

- Nguồn vốn tạm thời : là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn bao gồm vay ngắn hạn các Ngân hàng , các tổ chức tín dụng, các khoản vốn chiếm dụng có thời gian dới một năm .Nguồn này doanh nghiệp thờng sử dụng đáp ứng nhu cầu vốn có tính chất tạm thời , bất thờng phát sinh trong hoạt động kinh doanh .

+) Căn cứ vào phạm vi huy động vốn :

- Nguồn vốn bên trong : Là những nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bản thân doanh nghiệp bao gồm : vốn điều lệ, lợi nhuận để lại để tái đầu t , tiền khấu hao TSCĐ và các khoản dự phòng thu từ thanh lý , nhợng bán TSCĐ .

Việc huy động cao độ nguồn vốn bên trong của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng vì nó phát huy đợc nội lực của doanh nghiệp , đẩy nhanh chu chuyển VLĐ và tránh đợc nguy cơ rủi ro .Những điều khó khăn do huy động vốn gây ra nh : chịu những điều kiện không dễ từ chủ nợ , phải trả gốc và lãi đúng hạn hoặc phải chia sẻ quyền bầu , quyền phân chia lợi nhuận (nếu phát hành trái phiếu)…

- Nguồn vốn bên ngoài : Là những nguồn vốn doanh nghiệp có thể huy động từ bên ngoài doanh nghiệp bao gồm : Phát hành trái phiếu , gọi vốn liên doanh , liên kết , vay Ngân hàng , vay CBCNV ,vay quỹ đầu t Quốc gia …

Tóm lại , trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có thể

huy động vốn từ nhiều nguồn cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên , các doanh nghiệp nên coi nguồn vốn bên trong là chủ yếu , nguồn vốn bên ngoài là quan trọng .

Một phần của tài liệu Các giải pháp chủ yếu khai thác và tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh ở Công ty xây dựng Hồng Hà (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w