Thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà n−ớc trong lĩnh vực y tế trên địa bàn
2.1.1. Đặc điểm về kinh tế – xã hội trên địa bàn quận
Với diện tích tự nhiên 4,5km2 ( hầu nh− không có diện tích đất nông
nghiệp ), dân số 186.000 ng−ời, quận Hoàn Kiếm là một quận nội thành, có vị trí ở trung tâm thủ đô Hà Nội, lịch sử phát triển gắn liền với lịch sử ngàn năm Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội và lịch sử 36 phố ph−ờng. Quận Hoàn Kiếm không những là một trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của thành phố Hà Nội mà còn là một trung tâm lớn của cả n−ớc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế n−ớc ta, quận Hoàn Kiếm luôn là một địa bàn dẫn đầu về mọi lĩnh vực: công nghiệp, th−ơng mại và dịch vụ so với các đơn vị hành chính cùng cấp, xứng đáng là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội.
* Về kinh tế: sự phát triển về kinh tế đ−ợc phản ánh thông qua mối quan hệ mọi lĩnh vực với thu - chi Ngân sách Nhà n−ớc trên địa bàn quận. Trong những năm qua công tác thu - chi Ngân sách Nhà n−ớc trên địa bàn quận đã đạt đ−ợc kết quả ổn định, vững chắc và có nhịp độ tăng tr−ởng d−ơng phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của quận:
+ Về thu ngân sách nhà n−ớc trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm là địa bàn trọng điểm của kinh doanh th−ơng mại dịch vụ nên có số thu về thuế công th−ơng nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thu NSNN. Số thu Thành phố giao cho quận năm sau cao hơn thực hiện năm tr−ớc từ 15%-20%.
+ Về thu ngân sách quận: Thu ngân sách quận để cân đối chi ngân sách theo tỷ lệ điều tiết chung của Thành phố thì quận có −u thế là số thu lớn, lại là nơi có nhiều đơn vị Trung −ơng và Thành phố giao dịch đóng trên địa bàn nên thu đảm bảo chi và có kết d− lớn. Số thu tăng bình quân trên 11%/năm.
+ Về chi ngân sách: Quận Hoàn Kiếm là đơn vị có số chi trung bình và thấp so với các quận (huyện) bạn, do nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế, giao thông, đô thị ở quận trung tâm nên Thành phố đảm nhiệm là chính chỉ chiếm 30% đến 33% trên tổng số thu ngân. Nhiệm vụ chi của quận chủ yếu là chi th−ờng xuyên chiếm tỷ trọng từ 70% đến 75% tổng chi ngân sách.
Tuy vậy, công tác quản lý Ngân sách Nhà n−ớc trên địa bàn quận cũng gặp không ít những khó khăn:
- Công tác thu Ngân sách Nhà n−ớc chịu ảnh h−ởng lớn của tính phức tạp trên địa bàn và tình hình kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ nên việc khai thác nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này ch−a đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, phần thu từ các Doanh nghiệp Nhà n−ớc giảm đáng kể do các đơn vị quốc doanh sát nhập, cổ phần hoá và thua lỗ kéo dài tăng lên; cùng với việc Nhà n−ớc lại có chính sách bỏ các khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà n−ớc tại các đơn vị này.
- Công tác chi Ngân sách Nhà n−ớc do ảnh h−ởng của dân số đông trên một diện tích địa lý hẹp nên quản lý chi Ngân sách Nhà n−ớc gặp nhiều phức tạp, dàn trải và cần nhiều kinh phí cho duy trì trật tự trị an, dẫn đến tình trạng nguồn chi không đ−ợc tập trung nhiều cho đầu t− phát triển mà hầu hết là chi tiêu cho hoạt động th−ờng xuyên.
* Về văn hoá, xã hội
Các sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao... trên địa bàn th−ờng xuyên đ−ợc sự quan tâm, đầu t− phát triển của các cấp, các ngành tạo điều kiện nâng cao chất l−ợng cuộc sống trong dân c−; cùng với đó các công tác chính sách xã hội đối với các đối t−ợng chính sách ( gia đình th−ơng binh, liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; ng−ời có công với cách mạng...) đ−ợc đảm bảo đúng theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà n−ớc. Do vậy, đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong quận ngày một nâng lên, góp phần đ−a quận Hoàn Kiếm trở thành một trong những đơn vị đi đầu về thực hiện công tác văn hoá, xã hội của thành phố.
Với những đặc điểm trên về kinh tế - xã hội mà quận Hoàn Kiếm có đ−ợc đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển; huy động nguồn lực đ−a quận phát triển nhanh, bền vững về mọi lĩnh vực và trở thành một điểm sáng của thủ đô Hà Nội.