Chuẩn mực hợp nhất doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tại Việt Nam các hoạt động hợp nhất đang diễn ra thường xuyên nhưng chưa có quy định cụ thể nào, phần lớn các doanh nghiệp sử dụng phương pháp cộng để

hạch toán vào ngày hợp nhất, do đó không phản ánh đúng giá trị doanh nghiệp. Vì vậy cần thiết phải hành chuẩn mực hợp nhất doanh nghiệp.

Định nghĩa hợp nhất doanh nghiệp

Hợp nhất doanh nghiệp là việc kết hợp một hay nhiều doanh nghiệp riêng lẻ

vào một đơn vị báo cáo sau khi một doanh nghiệp kết hợp giành được quyền kiểm soát tài sản thuần và hoạt động của doanh nghiệp khác.

Có hai loại hợp nhất:

- Mua: một trong các doanh nghiệp (bên mua) giành được quyền kiểm soát đối với tài sản thuần và hoạt động của một doanh nghiệp khác (bên bị mua) để

đổi lấy việc chuyển giao tài sản, phát sinh một nghĩa vụ nợ hoặc phát hành vốn cổ phần.

- Trường hợp ít gặp là hợp nhất quyền lợi: các cổ đông của các doanh nghiệp hợp nhất cùng kiểm soát tài sản thuần và các hoạt động của họ để đạt được việc tiếp tục phân chia giữa các bên đối với rủi ro và lợi ích đi kèm với đơn vịđược hợp nhất và vì thế không thể xác định được đâu là bên mua.

Định giá tại ngày mua

Trong chuẩn mực hợp nhất doanh nghiệp chủ yếu là xác định giá trị tại ngày mua.

Sử dụng phương pháp mua để phân bổ chi phí mua cho các đối tượng kế toán: bên mua cần phải ghi nhận tài sản, nợ phải trả xác định, nợ chưa xác định có thể xác

định và lợi thế thương mại:

- Tài sản, nợ phải trả xác định và nợ chưa xác định được xác định: ghi nhận theo giá trị hợp lý tại ngày mua. Bất kỳ quyền lợi thiểu số trong doanh nghiệp mua được ghi nhận theo tỷ lệ thiểu số theo giá trị hợp lý của những khoản mục này (Phụ lục số 8).

- Lợi thế thương mại: là phần chênh lệch giữa chi phí mua và phần sở hữu của bên mua theo giá trị hợp lý của tài sản thuần: ghi nhận lợi thế thương mại như là tài sản. Ngược lại được coi là lợi thế thương mại âm

Sau ghi nhận ban đầu, lợi thế thương mại được đánh giá bằng giá trị ban đầu trừ cho lỗ do giảm giá (trước đây theo IAS 22, lợi thế thương mại được phân bổ dần vào chi phí trong kỳ, nhưng hiện nay theo IFRS 3 lợi thế thương mại

được đánh giá sự giảm giá trị hàng năm).

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 61 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)