Loại bỏ những mâu thuẫn trong các văn bản đã ban hành.

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 52 - 53)

Hiện nay giữa chuẩn mực và thông tư còn có sự chưa phù hợp trong định giá, rõ nét nhất là khoản mục doanh thu do bán trả chậm.

Sự mâu thuẫn:

- Thông tư hướng dẫn chuẩn mực doanh thu: yêu cầu ghi nhận theo giá bán trả

ngay.

Phần lớn các trường hợp, hiện giá và giá bán trả ngay là giống nhau. Tuy nhiên trong trường hợp doanh nghiệp bán trả chậm không lãi suất hoặc bán trả chậm với lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường thì hiện giá và giá bán trả ngay là khác nhau. Nếu doanh nghiệp ghi nhận theo giá bán trả ngay thì doanh thu tài chính không phản ánh đúng thực chất của dòng tiền mà doanh nghiệp thu lại do trả chậm, một phần của doanh thu tài chính đã được ghi nhận sớm vào doanh thu bán hàng. Do đó, phải sử dụng hiện giá của các khoản phải thu theo lãi suất ngầm định hoặc theo lãi suất thị trường9 sẽ hợp lý hơn. Điều này cũng phù hợp với kế toán quốc tế về doanh thu.

Ví dụ:

- Giá bán trả ngay 500 triệu đồng. Lãi suất thị trường 10% - Doanh nghiệp bán trả chậm trong 2 trường hợp:

(1): Trả chậm sau 1 năm, không tính lãi suất Æ số tiền phải thu là 500 triệu

đồng.

(2): Trả chậm sau 1 năm, lãi suất trả chậm là 5% Æ số tiền phải thu là 525 triệu đồng.

- Hiện giá trong trường hợp (1) là 454 triệu đồng [(500 x (1+0,1)-1] - Hiện giá trong trường hợp (2) là 477 triệu đồng [(525 x (1+0,1)-1] - Như vậy, hiện giá trong 2 trường hợp trên khác với giá bán trả ngay.

Kiến nghị:

Vì vậy, chúng tôi kiến nghị trong thông tư hướng dẫn nên điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn mực: doanh thu bán trả chậm được ghi nhận theo hiện giá của các khoản phải thu.

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)