Đối với chuẩn mực về công cụ tài chính.

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60)

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế “Công cụ tài chính là bất kỳ hợp đồng nào mà mang lại tài sản tài chính cho một doanh nghiệp và khoản nợ tài chính hoặc công cụ

vốn cho một doanh nghiệp khác”10. Công cụ tài chính là các chứng khoán hoặc công cụ phái sinh được định giá căn cứ vào mục đích đầu tư: đầu tư giữ đến hạn, hoặc giữđể kinh doanh, hoặc chứng khoán có thể bán.

Hiện nay đối với Việt Nam, công cụ tài chính chỉ là khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn hoặc dài hạn, hạch toán theo phương pháp giá gốc và có lập dự phòng, chưa có chuẩn mực riêng. Trong nền kinh tế thì trường thì việc huy động vốn chủ

yếu thông qua thị trường chứng khoán, vì vậy công cụ tài chính đóng vai trò quan trọng, nên cần phải nhanh chóng ban hành chuẩn mực này. Trong đó việc định giá

được xác định như sau:

Công cụ tài chính đối với nhà đầu tư - gọi là tài sản tài chính: là các chứng khoán mua để giữ lấy lời, giữđể kinh doanh và giữ với mục đích đầu tư vào công ty

đó. Tài sản tài chính được phân 4 loại và được định giá như sau:

(1) Ghi nhận ban đầu: theo giá trị hợp lý của các khoản tiền hoặc tương đương tiền đã chi ra để có được công cụ tài chính cộng với chi phí giao dịch. (2) Ghi nhận sau ghi nhận ban đầu:

- Tài sản tài chính giữđể kinh doanh hoặc có thể bán: ghi nhận theo giá trị hợp lý

- Tài sản tài chính giữđến hạn (held to maturity investment): ghi nhận theo giá trị hoàn dần, (sử dụng phương pháp lãi suất thực tế11 . Giá trị hoàn dần = giá trị ghi nhận ban đầu trừ cho phần thanh toán gốc cộng (hoặc trừ) giá trị hoàn dần lũy kế).

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)