Điều chỉnh Luật kế toán

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 58)

“ Giá trị của tài sản được tính theo giá gốc, bao gồm chi phí mua, bốc xếp, vận chuyển, lắp ráp, chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác, đến khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng”

Theo chúng tôi định nghĩa này là quá chi tiết, trình bày cụ thể cách xác định giá gốc cho tài sản có được do mua sắm mà không bao hàm toàn bộ các trường hợp tạo ra tài sản. Mặc khác, nguyên tắc này cũng chỉ đề cập đến cách định giá cho tài sản mà chưa phản ánh được cách định giá cho các khoản mục khác như là nợ phải trả, chứng khoán…

Kiến nghịđiều chỉnh Luật kế toán:

Đối chiếu với Luật kế toán một số nước trên thế giới cũng đã đưa phần định giá vào trong luật kế toán, chúng tôi nhận thấy có quốc gia trình bày cách định giá cho từng nhóm đối tượng kế toán (Cộng hòa Belarus), hoặc đưa ra cách đánh giá theo tính chất của đối tượng kế toán (Nhật Bản đánh giá theo tính chất dễ chuyển

đổi, cốđịnh, phải thu…) hoặc chỉ trình bày cách ghi chung cho ghi nhận ban đầu và cuối năm (Lào). (trình bày trong bảng 3.2, chi tiết xem phụ lục số 5)

Tại Việt Nam, dưới Luật kế toán còn có chuẩn mực chung - được coi như là khuôn mẫu lý thuyết. Vì vậy chúng tôi đề xuất trong Luật chỉ nên trình bày nguyên tắc định giá cho ghi nhận ban đầu và sau ghi nhận ban đầu, đưa ra các loại giá được sử dụng. Phần giải thích cụ thể sẽ được đề cập trong chuẩn mực chung và chuẩn mực cụ thể. Cụ thể chúng tôi đề nghịđiều 7 nên quy định những vấn đề sau:

- Ghi nhận ban đầu theo giá gốc: là toàn bộ các chi phí hợp lý để có được khoản mục đó.

- Giá trị sau ghi nhận ban đầu: khoản mục được trình bày theo một trong các loại giá sau: giá gốc, giá trị thuần có thể thực hiện, giá trị hợp lý, hiện giá… theo quy định trong các chuẩn mực cụ thể.

Bảng 3.2 Trích Luật kế toán một số nước

Lut kế toán nước cng hoà Belarus

- Điều 18: Đánh giá và hạch toán tài sản cốđịnh - Điều 19: Đánh giá và hạch toán đầu tư tài chính - Điều 20: Đánh giá và hạch toán tài sản vô hình - Điều 21: Đánh giá và hạch toán tài sản vãng lai - Điều 22: Ngoại tệ và tỷ giá

- Điều 23: Đánh giá và hạch toán các khoản phải trả

- Điều 24: Hạch toán thu nhập dự phòng - Điều 25: Hạch toán các qũy

- Điều 26: Đánh giá lại tài sản và các nguồn hình thành

Lut kế toán Nht Bn

Điều 34: Giá trị tài sản hạch toán trên sổ kế toán

Lut kế toán nước Cng hòa dân ch nhân dân Lào - Điều 13: Cách thức đểđánh giá

- Điều 17: Công tác kế toán cuối năm của đơn vị doanh nghiệp độc lập.

Một phần của tài liệu 135 Định hướng về việc xác định giá trị hợp lý trong kế toán doanh nghiệp Việt Nam (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)