Đối với thủ tục kiểm tra chi tiết: Thủ tục kiểm tra chi tiết được Công ty

Một phần của tài liệu 90 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô - CACC thực hiện (Trang 81 - 84)

thiết kế khá đầy đủ và khoa học, giúp KTV dễ dàng nắm bắt và thực hiện. Tuy nhiên Công ty cũng cần thiết kế một cách chi tiết hơn nữa cho những thủ tục ấy đối với từng mục nhỏ của TSCĐ như TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình và cả TSCĐ thuê tài chính. Thực tế kiểm toán tại Công ty chỉ ra rằng chưa có nhiều sự phức tạp trong cơ cấu TSCĐ của các khách hàng kiểm toán bởi quy mô của các khách hàng này chi ở mức vừa và nhỏ. Tuy nhiên về lâu dài các khách hàng của Công ty đa dạng hơn đến cùng với đó là sự phức tạp trong cơ cấu TSCĐ đặc biệt là TSCĐ vô hình thì các thủ tục kiểm tra chi tiết thiết kế riêng cho TSCĐ đặc biệt là TSCĐ vô hình là rất cần thiết.

Đặc điểm nổi bật của TSCĐ vô hình là không có hình thái vật chất, điều đó có nghĩa là KTV không thể tiến hành các thủ tục kiểm tra như đối với TSCĐ hữu hình ví dụ kiểm kê để đạt được mục tiêu về tính hiện hữu của tài sản. Vì thế, việc xác định tính hiện hữu của tài sản vô hình phức tạp hơn nhiều so với tài sản hữu hình. Trong trường hợp này, KTV cần thực hiện các thủ tục tập trung vào việc xem xét các chi phí đã được đơn vị vốn hóa có thực sự phát sinh và thỏa mãn các tiêu chuẩn, điều kiện quy định về việc hình thành Tài sản cố định cố định vô hình hay không. Và trong nhiều trường hợp KTV phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia như TSCĐ vô hình là lợi thế thương mại.

Bên cạnh đó, trong khâu kiểm kê, đánh giá tính hiện hữu của TSCĐ, KTV đồng thời phải đánh giá được tình trạng hiện tại của tài sản. Các KTV của Công ty cũng có tham gia kiểm kê và đánh giá nhưng do kiến thức chuyên môn về từng loại tài sản đó còn hạn chế nên việc đánh giá chỉ mang tính phỏng đoán, chưa thực tế.

Đối với những tài sản như đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, các công trình nghệ thuật, vàng bạc, đá quý, kim khí quý… không dễ để xác định được giá trị.

Đối với những tài sản như máy móc, thiết bị chuyên ngành, KTV khó có thể xác định được nó còn tốt hay không tốt, tình trạng kĩ thuật có đảm bảo như trên sổ sách giấy tờ hay không.

Trong tình huống này, việc tìm hiểu các thông tin về TSCĐ trước khi tiến hành đánh giá, thậm chí là việc xin ý kiến của các chuyên gia hay những người am hiểu về loại TSCĐ này là rất cần thiết. Đây có thể coi như một loại bằng chứng đặc biệt trong kiểm toán khoản mục TSCĐ giúp KTV đưa ra ý kiến chính xác về số liệu đơn vị báo cáo.

Về việc chọn mẫu trong kiểm tra chi tiết: Nền kinh tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp ngày càng mở rộng, quy mô các nghiệp vụ ngày càng diễn ra nhiều cà phức tạp hơn, điều đó chứng tỏ quy mô của đối tượng kiểm toán ngày càng lớn. Một vấn đề đặt ra là, KTV không thể kiểm tra được tất các các nghiệp vụ đó bởi thời gian và chi phí không cho phép. Cách giải quyết đó là phải chọn ra được một mẫu từ tổng thể sao cho mẫu đó đảm bảo được là mẫu đại diện nhất. Có rất nhiều cách chọn mẫu từ tổng thể như chọn mẫu ngẫu nhiên dựa trên Bảng số ngẫu nhiên, chọn mẫu ngẫu nhiên theo chương trình máy tính, chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ, chọn mẫu phi xác suất… Thực tế tại Công ty khi tiến hành chọn mẫu các nghiệp để kiểm tra tới các chứng từ liên quan đến các nghiệp vụ đó, KTV thường chỉ dựa trên kinh nghiệm hoặc chọn ra những khoản mục lớn mà tổng giá trị của chúng chiếm trên 70% giá trị của tổng các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ. Việc lựa chọn như vậy sẽ có phần máy móc và không phả lúc nào cũng đảm bảo mẫu chọn đã đại diện cho tổng thể mặc dù mẫu chọn trên 70% là một tỉ lệ khá lớn. Như vậy đồng nghĩa với việc rủi ro chọn mẫu đã phát sinh, việc KTV dựa vào mẫu đó để suy cho tổng thể đã có sự sai khác.

Công ty đã có Công cụ chọn mẫu nhưng nhìn chung để áp dụng nó cho việc kiểm tra chi tiết TSCĐ thì không phù hợp cho lắm vì nghiệp vụ phát sinh đối với

TSCĐ thường không quá nhiều như các nghiệp vụ chi phí để có thể áp dụng công cụ chọn mẫu này. Tuy nhiên, do có nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau nên KTV có thể lựa chọn một cách linh hoạt giữa các phương pháp đó cho phù hợp với từng khách hàng đồng thời có thể tiết kiệm được thời gian hơn cho Kiểm toán viên.

KẾT LUẬN

Kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC đã khẳng định được tầm quan trọng trong mỗi cuộc kiểm toán cũng như rất nhiều những khoản mục, phần hành khác. Mặc dù kiểm toán TSCĐ do CACC thực hiện không phải đã hoàn hảo nhưng nhìn chung đã đảm bảo được kết luận về việc quản lý, sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệp. Công ty cũng luôn luôn nỗ lực để hoàn thiện nó, để nó trở nên hữu ích nhất trong quá trình thực hiện kiểm toán của Công ty.

Xu thế hội nhập hiện nay đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải tự hoàn thiện để tồn tại, phát triển và tránh được nguy cơ tụt hậu. Trong xu thế đó, tập thể cán bộ công nhân viên trong Công ty CACC cũng không ngừng học hỏi, trau dồi để hoàn thiện mình. Mặc dù tuổi đời còn non trẻ trên thị trường kiểm toán Việt Nam nhưng với khả năng và quyết tâm của cả tập thể, hình ảnh của Công ty đã được khẳng định, uy tín của công ty đã được tạo lập được trong tâm trí khách hàng.

Trong thời gian thực tập và viết chuyên đề, em đã được sự hướng dẫn tận tình của thày giáo Đậu Ngọc Châu. Thêm nữa là công ty tạo rất nhiều điều kiện để em học hỏi thêm kinh nghiệm, bổ sung những kiến thức thực tế. Các anh chị trong Công ty cũng rất nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt kì thực tập của mình.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội ngày 27 tháng 4 năm 2010 Sinh viên

Một phần của tài liệu 90 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô - CACC thực hiện (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w