Về việc vận dụng thủ tục phân tích: Cơ sở đưa ra ý kiến ở đây chính là

Một phần của tài liệu 90 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô - CACC thực hiện (Trang 78 - 81)

những ý nghĩa mà thủ tục phân tích mang lại trong kiểm toán nói chung và kiểm toán khoản mục Tài sản cố định nói riêng.

Thủ tục phân tích chính là một cách nhìn nhận dựa trên kinh nghiệm, kiến thức của KTV nhằm đánh giá được một cách tổng quan về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Sẽ rất thuận lợi cho KTV và Công ty kiểm toán nếu Công ty được chỉ định kiểm toán từ lúc bắt đầu hoạt động. Các thông tin về khách hàng được theo dõi từ đầu, các thay đổi quan trọng được KTV nắm rõ vì thế mà rủi ro có thể được phát hiện một cách sớm nhất.

Tuy nhiên, trên thực tế, khách hàng có thể đã được kiểm toán bởi các Công ty kiểm toán khác hoặc có thể không tiến hành kiểm toán ngay trong giai đoạn mới thành lập. Điều này có thể dẫn tới KTV mất thời gian hơn trong khâu tìm hiểu về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Do đó khi thực hiện thủ tục phân tích sẽ giúp KTV sẽ có những hiểu biết về các thông tin chưa được kiểm toán trong những năm trước hoặc các thông tin được trình bày trên báo cáo kiểm toán do một công ty khác thực hiện, các biến động về tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Chẳng hạn một sự gia tăng hay một sự giảm sút đáng kể về số dư TSCĐ có thể chỉ ra rằng một sự thay đổi lớn trong hoạt động kinh doanh của khách hàng.

Thủ tục phân tích còn giúp KTV có thể nghi ngờ về các sai số có khả năng xảy ra trên báo cáo tài chính. Những chênh lệch đáng kể ngoài dự kiến giữa số liệu chưa được kiểm toán năm nay với số liệu năm trước hay một số liệu chuẩn của ngành được dùng để so sánh thường được xem như nhưng biến động bất thường. Những biến động bất thường xảy ra khi những chênh lệch đáng kể không được dự kiến nhưng lại xảy ra hoặc những chênh lệch đáng kể được dự kiến nhưng lại không xảy ra. Trong cả hai trường hợp đó, một trong những lý do có thể xảy ra với một sự biến động bất thường là sự hiện diện của các sai số về kế toán hoặc sai quy tắc. Như vậy, nếu biến động bất thường lớn, KTV phải xác định lý do của nó và phải tự thỏa mãn có thể là một nguyên nhân của một sự kiện kinh tế hợp lý và đó không phải là một sai số hay sai quy tắc. Từ những biến động này, KTV có thể xác định được các công việc ở các bước tiếp theo của mình cần chú trọng hơn đặc biệt là thủ tục kiểm tra chi tiết.

Tuy nhiên, vận dụng thủ tục phân tích một cách chuyên nghiệp có tác dụng hỗ trợ rất nhiều đối với KTV trong việc giảm thiểu công việc trong giai đoạn kiểm tra chi tiết. Qua xét đoán nghề nghiệp, KTV phân tích, đánh giá sự biến động đồng thời qua quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin ban đầu về khách hàng, KTV đã có thể đánh giá được những thay đổi đó là hợp lí hay không hợp lí. Và từ đó, KTV có thể thu hẹp tổng số mẫu cần kiểm tra chi tiết mà vẫn đảm bảo được rằng số mẫu đã chọn đủ lớn để đại diện cho tổng thể, sai sót trọng yếu nếu có vẫn được phát hiện và vẫn đảm bảo mục tiêu kiểm toán đã đặt ra.

Ngoài ra, để thủ tục phân tích được chính xác hơn nữa, đánh giá được một cách sát thực hơn nữa, KTV có thể sử dụng thêm các tỉ suất tài chính như sau:

+ So sánh Tỉ suất tài trợ TSCĐ (Tổng Tài sản cố định/ Tổng tài sản) năm nay so với năm trước để thấy sự phù hợp của việc biến động TSCĐ với quy mô doanh nghiệp.

+ So sánh Tổng chi phí khấu hao TSCĐ/ Tổng nguyên giá TSCĐ của năm nay so với các năm trước nhằm nhận định, tìm hiểu sai sót có thể tồn tại trong việc tính toán khấu hao.

+ So sánh giữa tỷ lệ Tổng nguyên giá TSCĐ/ Giá trị tổng sản lượng với các năm trước để phát hiện các TSCĐ không sử dụng hoặc đã thanh lý, nhượng bán nhưng chưa được ghi sổ.

+ So sánh Tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng giá trị TSCĐ để thấy được khả năng mang lại lợi nhuận của TSCĐ hiện có tại đơn vị.

+ So sánh Tỷ suất giữa tổng giá trị TSCĐ với vốn chủ sở hữu để cho biết tình hình đầu tư vào TSCĐ của vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp. Trong dài hạn, hoạt động của doanh nghiệp sẽ khả quan hơn nếu tỷ suất này càng gần 1 tức là vốn chủ sở hữu được đầu tư cho TSCĐ nhiều hơn nợ phải trả. Còn nếu trường hợp ngược lại xảy ra rất có thể doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn về mặt thanh toán.

Từ những phân tích trên đây có thể cho thấy, thủ tục phân tích nếu thực hiện triệt để sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình kiểm toán, giúp KTV có được những bằng chứng thật sự đầy đủ và chính xác nhất nhưng cũng đảm bảo tiết kiệm thời gian và chi phí tối đa.

Các KTV của Công ty vẫn chưa tận dụng được tối đa hiệu quả của việc sử dụng thủ tục phân tích trong kiểm toán khoản mục TSCĐ mà chủ yếu áp dụng thủ tục kiểm tra chi tiết nhằm thu thập được bằng chứng đầy đủ và hiệu lực. Việc thực hiện như vậy xét một cách toàn diện thì cuối cùng vẫn có thể đạt được mục tiêu xong trong một số trường hợp nhất định sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Thêm nữa trong thực hiện thủ tục phân tích KTV cũng mới chỉ đưa ra được những so sánh về số dư cuối kỳ qua các năm của các TK TSCĐ nhằm nhận biết sự biến động mà chưa có sự so sánh qua các năm, làm như vậy KTV mới có được cách nhìn toàn diện hơn về tình hình biến động TSCĐ tại doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 90 Kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Tư vấn Thủ Đô - CACC thực hiện (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w