Yêu cầu hoàn thiện qui trình lập, xét duyệt và thông qua Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước (Trang 82 - 85)

- Kiểm tra và xét duyệt báo cáo kiểm toán: Về trình tự các b−ớc

2. Những điều cần chú ý

3.2.2) Yêu cầu hoàn thiện qui trình lập, xét duyệt và thông qua Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm

tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm

Qua việc thực hiện Qui trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của Kiểm toán Nhà n−ớc đ−ợc ban hành theo Quyết định số 07/QĐ - KTNN ngày 12 tháng 12 năm 1999 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc cho thấy Qui trình cần đ−ợc hoàn thiện có tính nguyên tắc sau:

(1) Về kết cấu và nội dung của báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm cần bổ sung:

- Lời nói đầu: Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm cần phải có lời nói đầu, giới thiệu một cách khái quát về Dự toán NSNN đã đ−ợc Quốc hội phê chuẩn, những nhân tố (khách quan, chủ quan) ảnh h−ởng đến quá trình điều hành thực hiện Dự toán NSNN và kết quả thực hiện Dự toán đó.

- Giới thiệu khái quát về kết quả kiểm toán và kết cấu của báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm. Phần báo cáo kết quả kiểm toán tổng hợp là một bản báo cáo tóm tắt nêu những vấn đề lớn mang tính vĩ mô để giúp cho ng−ời đọc nắm bắt một cách khát quát bức tranh ngân sách của một năm, tình hình quản lý và sử dụng nguồn kinh phí cho đầu t− phát triển (XDCB), tình hình quản lý, sử dụng tài sản, nguồn vốn, tài nguyên, khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế của các doanh nghiệp đ−ợc kiểm toán, tình hình quản lý và sử dụng kinh phí cho an ninh, quốc phòng, kinh phí của Đảng, ... và phần phụ lục

làm tài liệu minh chứng cho những nhận xét, đánh giá và kiến nghị ở phần báo cáo tổng hợp.

- Những nhận định về quyết toán NSNN hàng năm

Nh− trên đã trình bày báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN là sản phẩm phản ánh toàn bộ kết quả hoạt động kiểm toán trong một năm của KTNN. Đây là một báo cáo quan trọng, chứa đựng đầy đủ những thông tin cơ bản, quan trọng nhất, những nhận xét, đánh giá, kiến nghị mang tầm vĩ mô về công tác quản lý và điều hành NSNN đ−ợc khái quát hóa từ những cuộc kiểm toán riêng lẻ làm cơ sở cho Quốc hội phê duyệt tổng quyết toán NSNN, giải toả trách nhiệm cho Chính phủ trong việc quản lý, sử dụng và điều hành ngân sách; cung cấp thông tin về thực trạng tình hình, kết quả thực hiện và việc thực hiện các cơ chế, chính sách, pháp luật về tài chính, ngân sách ... cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách quốc gia, nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính quốc gia cho những năm tiếp theo. Những năm tr−ớc đây báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN không chứa đựng báo cáo kiểm toán báo cáo quyết toán NSNN hàng năm (do Bộ Tài chính tổng hợp) mà nó đ−ợc trình bày thành một báo cáo riêng. Chúng tôi thấy rằng, việc trình bày nh− vậy sẽ làm cho ng−ời đọc hiểu không đầy đủ về kết quả kiểm toán trong một năm của Kiểm toán Nhà n−ớc. Vì kết quả kiểm toán của các cuộc kiểm toán (riêng lẻ) của các Bộ, ngành, địa ph−ơng, các doanh nghiệp nhà n−ớc, các ch−ơng trình, dự án trọng điểm của nhà n−ớc có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến Báo cáo quyết toán NSNN, cho nên Báo cáo kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm do Bộ Tài chính lập cần đ−ợc trình bày trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN. Song để giúp cho Quốc hội có đầy đủ cơ sở trong việc phê chuẩn Báo cáo Quyết toán NSNN thì Kiểm toán Nhà n−ớc trích trong Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán phần lĩnh vực ngân sách, vì: các vấn đề thuộc lĩnh vực doanh nghiệp, XDCB và các ch−ơng trình dự án... liên quan đến NSNN mới chỉ ở dạng tiềm năng. Ví dụ:

các khoản thuế mà các doanh nghiệp phải nộp thêm, các khoản phải thu hồi và giảm chi từ các công trình đầu t− xây dựng cơ bản đã hoàn thành và đã, đang và sẽ quyết toán nh−ng thực tế các doanh nghiệp ch−a nộp NSNN, các chủ đầu t− ch−a thu hồi nộp NSNN đ−ợc,... nếu đ−a cả vào thì Báo cáo quyết toán NSNN sẽ không chính xác.

Báo cáo kiểm toán thông qua việc nhận định về Báo cáo quyết toán NSNN hàng năm mà giải toả trách nhiệm cho Chính phủ trong việc quản lý, sử dụng và điều hành NSNN, qua đó Chính phủ đề ra các giải pháp để quản lý và điều hành NSNN một cách toàn diện, đầy đủ và hiệu quả hơn.

- Phần phụ lục: tóm tắt kết quả kiểm toán các cuộc kiểm toán riêng lẻ theo từng Bộ, ngành, tỉnh, thành phố trực thuộc trung −ơng, tổng công ty nhà n−ớc (các pháp nhân). Khi những kết quả đó có tác động lớn về mặt tài chính, đến NSNN hoặc khi những kết quả đó có thể có ý nghĩa quan trọng đến những quyết định của đối t−ợng nhận báo cáo. Trong kết cấu của báo cáo ban hành theo Quyết định số 07/QĐ- KTNN ngày 15/12/1999 không nói rõ nội dung này, đây là mảng lớn và chủ yếu trong báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của KTNN cho nên khi lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm cần đ−ợc đ−a vào Báo cáo giúp cho công tác chỉ đạo thống nhất và mang tính pháp qui trong ngành KTNN.

- Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán phải có mục lục và danh mục các chữ viết tắt, giúp cho ng−ời đọc tiện trong việc tra cứu cụ thể khi cần thiết và dễ hiểu những từ viết tắt mang tính chuyên môn.

(2) Thời gian hoàn thành và gửi báo cáo. Khoản 2 Điều 8 Nghị quyết 387/2003/NQ-UBTVQH 11 ngày 17/3/2003 nêu rõ: Báo cáo kiểm toán NSNN đ−ợc gửi đến Uỷ ban kinh tế và ngân sách Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban khác của Quốc hội chậm nhất là 14 tháng, sau khi năm ngân sách kết thúc. Theo qui định của Quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm của KTNN, đối với Kiểm toán các

chuyên ngành và Kiểm toán khu vực hoàn thành và gửi báo cáo cho KTNN tr−ớc 30 tháng 01 năm sau. Nghĩa là sau 13 tháng, sau khi năm ngân sách kết thúc. Nh− vậy chỉ còn lại 28 ngày (hoặc 29 đối với năm nhuận) của tháng 2 để hoàn thiện báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của toàn ngành với rất nhiều khâu từ việc lập, xét duyệt, chỉnh lý hoàn thiện; đây quả là một thách thức lớn khó có thể hoàn thành với chất l−ợng tốt. Vì vậy, thời hạn hoàn thành và gửi báo cáo kết quả kiểm toán đối với KTNN các chuyên ngành và khu vực cần phải rút ngắn lại ít nhất từ 10 đến 15 ngày, nghĩa là KTNN các chuyên ngành và khu vực phải hoàn thành và gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm cho đơn vị thực hiện chức năng lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của toàn ngành chậm nhất tr−ớc ngày 15 tháng 01 năm sau. (3) Cần qui định cụ thể trách nhiệm của Ban (tổ) soạn thảo Báo cáo tổng

hợp kết quả kiểm toán hàng năm của toàn ngành trong việc xây dựng đề c−ơng và gửi cho các Kiểm toán chuyên ngành và khu vực. Để việc lập Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán của các Kiểm toán chuyên ngành và khu vực cũng nh− toàn ngành đ−ợc thống nhất. Trong quy trình cũ qui định này không rõ ràng nên báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của các đơn vị thuộc KTNN thiếu thống nhất từ hệ thống chỉ tiêu báo cáo đến mẫu biểu báo cáo nên mỗi đơn vị báo cáo một kiểu khác nhau theo cách hiểu của mình và thiếu nề nếp, thậm chí có đơn vị gửi, có đơn vị không lập hoặc lập không gửi cho đơn vị chức năng để tổng hợp.

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)