Thực trạng quy trình lập, xét duyệt và thông qua Báo cáo kiểm

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 41)

toán nhà n−ớc hiện nay.

Kiểm toán Nhà n−ớc bắt đầu đi vào triển khai thực hiện các cuộc kiểm toán từ năm 1995, khi đó ch−a có những quy định cụ thể cho các hoạt động của một đoàn kiểm toán và cho một cuộc kiểm toán. Do đó, quá trình lập, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán đ−ợc hình thành một cách tự nhiên ch−a có quy định cụ thể về trình tự, về nội dung, về mẫu biểu, về chuẩn mực, ... Xuất phát từ yêu cầu của hoạt động kiểm toán, nhằm đ−a công tác kiểm toán đi vào nề nếp, nâng cao chất l−ợng của báo cáo kiểm toán, các quy định về quy trình kiểm toán nói chung và quy định về trình tự lập, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán nói riêng đ−ợc hình thành.

Ngày 28 tháng 9 năm 1999, Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc đã ký Quyết định số 143/1999/QĐ-KTNN ban hành Quy định về việc lập, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán. Quy định gồm hai phần:

- Phần A: Quy định chung về trách nhiệm của tr−ởng đoàn kiểm toán tổ chức chỉ đạo lập báo cáo kiểm toán theo mẫu quy định, tuân thủ chuẩn mực kiểm toán, tổng hợp, phản ánh đầy đủ kết quả kiểm toán từ các biên bản kiểm toán và các bằng chứng kiểm toán. Quy định trách nhiệm của Văn phòng Kiểm toán Nhà n−ớc là đầu mối cùng với phòng Thanh tra kiểm tra nội bộ tổ chức thực hiện thẩm định chất l−ợng báo cáo kiểm toán tr−ớc khi trình lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc xét duyệt...

- Phần B: Quy định trình tự lập và xét duyệt báo cáo kiểm toán gồm các nội dung:

+ Lập báo cáo kiểm toán.

+ Tổ chức thẩm định chất l−ợng báo cáo kiểm toán. + Xét duyệt và công bố báo cáo kiểm toán.

+ Phát hành báo cáo kiểm toán.

Các nội dung trên đ−ợc quy định chi tiết, cụ thể làm cơ sở cho việc chấp hành những quy định của Quy trình lập, xét duyệt và phát hành báo cáo kết quả kiểm toán của các cuộc kiểm toán.

Ngày 17/7/2003 Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc ký Quyết định 269/QĐ- KTNN thay thế Quyết định 143/QĐ-KTNN ngày 28/9/1999 nêu trên. Nội dung chính của Quy định trình tự lập, xét duyệt và phát hành báo cáo kiểm toán, gồm:

a) Quy định chung:

+ Đối t−ợng áp dụng thống nhất cho Kiểm toán Nhà n−ớc chuyên ngành, khu vực và các đoàn kiểm toán của Kiểm toán Nhà n−ớc.

+ Báo cáo kiểm toán đ−ợc lập theo mẫu quy định ban hành kèm theo Quyết định số 89/QĐ-KTNN ngày 14/3/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc, tuân thủ Chuẩn mực kiểm toán và Quy trình kiểm toán do Kiểm toán Nhà n−ớc ban hành phù hợp với từng lĩnh vực.

+ Văn phòng Kiểm toán Nhà n−ớc là đầu mối tổ chức thực hiện thẩm định chất l−ợng báo cáo kiểm toán tr−ớc khi trình lãnh đạo Kiểm toán Nhà n−ớc xét duyệt.

b) Quy định về trình tự lập, xét duyệt

- Trách nhiệm của tr−ởng đoàn: Tr−ởng đoàn kiểm toán chịu trách nhiệm thành lập tổ soạn thảo báo cáo, tổ chức chỉ đạo thu thập, kiểm tra biên bản, bằng chứng, lập đề c−ơng, tổ chức soạn thảo, tổ chức thông qua đoàn; thời gian hoàn thành dự thảo báo cáo kiểm toán là 20 ngày kể từ khi kết thúc kiểm toán tại cơ sở. Rút ngắn 5 ngày so với Quyết định số 143/1999/QĐ- KTNN ngày 28/9/1999 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc.

- Trách nhiệm của kiểm toán tr−ởng chuyên ngành và khu vực

+ Tổ chức thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán; xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán tại KTNN chuyên ngành (khu vực).

+ Gửi bảy (07) bản dự thảo báo cáo kiểm toán về KTNN (Văn phòng KTNN 06 bản, Thanh tra – Kiểm tra nội bộ 01) kèm theo tờ trình và các tài liệu cần thiết khác.

(Riêng đối với KTNN khu vực ở xa gửi (01) bản dự thảo báo cáo kiểm toán về Văn phòng KTNN, Văn phòng KTNN sẽ sao chụp và gửi theo qui định).

+ Chỉ đạo tr−ởng đoàn kiểm toán hoàn thiện dự thảo báo cáo kiểm toán; gửi dự thảo báo cáo kiểm toán sau khi đã đ−ợc lãnh đạo KTNN xét duyệt và trình lãnh đạo KTNN ý kiến tham gia của đơn vị và đề xuất ý kiến giải quyết.

+ Thời hạn xét duyệt và trình dự thảo báo cáo kiểm toán lên Tổng KTNN nhiều nhất là 5 ngày kể từ ngày đoàn kiểm toán trình Kiểm toán tr−ởng chuyên ngành, khu vực.

- Trách nhiệm của Văn phòng KTNN

+ Tiếp nhận dự thảo báo cáo kiểm toán và các tài liệu kèm theo do Kiểm toán trởng KTNN chuyên ngành (khu vực) trình lãnh đạo KTNN.

+ Tổ chức thẩm định và báo cáo kết quả thẩm định báo cáo kiểm toán lên lãnh đạo KTNN, trong thời hạn chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày nhận đ−ợc dự thảo báo cáo kiểm toán.

+ Làm th− ký cuộc họp xét duyệt dự thảo báo cáo kiểm toán và buổi công bố báo cáo kiểm toán tại đơn vị. Sau khi đoàn hoàn thiện báo cáo kiểm toán theo ý kiến kết luận cuối cùng của lãnh đạo KTNN tại cuộc họp công bố, Văn phòng có trách nhiệm soạn thảo thông báo kết quả kiểm toán cho đơn vị đ−ợc kiểm toán và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

(Riêng phòng Thanh tra kiểm tra nội bộ có trách nhiệm tiếp nhận tài liệu và thẩm định).

Điểm mới của Quy định ban hành theo Quyết định 269/QĐ-KTNN ngày 17/7/2003 của Tổng Kiểm toán Nhà n−ớc là quy định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, nhất là của Kiểm toán tr−ởng chuyên ngành, khu vực; quy định việc gửi dự thảo báo cáo kiểm toán để lấy ý kiến của đơn vị đ−ợc kiểm toán sau khi đã đ−ợc lãnh đạo KTNN xét duyệt, tránh đ−ợc tình trạng “trong nhà ch−a tỏ, ngoài ngõ đã t−ờng” mà Quy định ban hành theo Quyết định số 143/QĐ-KTNN ngày 28/9/1999 còn bị những tồn tại, hạn chế.

Một phần của tài liệu 17 Hoàn thiện quy trình lập, xét duyệt và thông qua báo cáo kiểm toán và quy trình lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm của kiểm toán nhà nước (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)