Phòng tổ chức lao động

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ TĨNH (Trang 40 - 43)

3. Thực trạng Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí tại công ty XĂNG DẦU

3.2.5. Phòng tổ chức lao động

Phòng Tổ chức lao động có chức năng tham mưu cho Ban Giám đốc về tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự về mọi mặt và giải quyết các vấn đề có liên quan khác dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Giám đốc.

Nhiệm vụ và trách nhiệm sau:

- Xây dựng và hoàn thiện tổ chức bộ máy của Công ty phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ trong từng thời kỳ để bảo đảm tính ổn định và kinh doanh có hiệu quả của Công ty.

- Nghiên cứu công tác quy hoạch cán bộ cho trước mắt và lâu dài, tiến tới tiêu chuẩn hoá đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bố trí, đào tạo, đề bạt nhằm thúc đẩy hoạt động chung của toàn Công ty.

- Xây dựng và theo dõi thực hiện quỹ tiền lương, thực hiện đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế. Xác nhận các đơn từ và hồ sơ theo thẩm quyền được phân cấp.

- Quản lý hồ sơ cán bộ, thực hiện công tác bảo vệ nội bộ, bảo vệ Đảng, bảo vệ cơ quan.

- Cùng các đơn vị xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự của từng phòng, ban, Chi nhánh phù hợp với yêu cầu công việc và bố trí cán bộ.

- Xây dựng quỹ lương phù hợp với khối lượng công việc để các đơn vị đủ điều kiện hoạt động.

- Trao đổi, bàn bạc với các đơn vị dự kiến bổ sung, điều động cán bộ thuộc đơn vị trước khi trình Tổng Giám đốc quyết định.

- Định kỳ thông báo cho Ban Giám số liệu về kế hoạch và thực hiện quĩ lương. Phối hợp cùng phòng các phòng ban lập kế hoạch lao động tiền lương hàng năm .

- Sao gửi các đơn vị liên quan các văn bản, các quyết định có liên quan về chế độ chính sách, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật, điều chỉnh bậc lương và phụ cấp chức vụ.

- Thông báo kịp thời cho phòng Tổ chức lao động các vấn đề có liên quan đến việc quản lý cán bộ như cử đi công tác nước ngoài, đào tạo dài và ngắn hạn trong và ngoài nước, nghỉ không hưởng lương vì lý do cá nhân.

- Đề xuất các kiến nghị về đề bạt, nâng lương, vận dụng chính sách đối với cán bộ thuộc đơn vị hoặc thuộc các đơn vị khác nếu thấy cần thiết.

- Thông báo các hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, kỷ luật cơ quan của cán bộ thuộc đơn vị hoặc những biến động đột xuất về tư tưởng, hành động, hoàn cảnh bất bình thường của cá nhân hoặc gia đình cán bộ do đơn vị quản lý.

- Kiến nghị các vấn đề có liên quan đến hoạt động chung của toàn Công ty, liên quan đến quỹ tiền lương, tiền thưởng.

Trong Công ty phòng Tổ chức cán bộ đóng vai trò rất quan trọng đó là quản lý tất cả các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty, chịu trách nhiệm về việc đưa người vào tổ chức giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh trong Công ty

Hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng đặt ra cho hoạt động Quản trị nhân lực (QTNL) nhiều vấn đề cần giải quyết. Bao gồm từ việc đối phó với những thay đổi của môi trường kinh doanh, những biến đổi không ngừng của

thị trường lao động hay những thay đổi của pháp luật về lao động. Tất cả vấn đề đó đều do phòng TCCB giải quyết. Phòng TCCB phân chia hoạt động QTNL trong Công ty theo các nhóm chức năng sau:

Thứ nhất , nhóm chức năng thu hút nguồn nhân lực: gồm các hoạt động

đảm bảo cho Công ty có đủ nhân viên về số lượng cũng như chất lượng. Muốn vậy, Công ty phải tiến hành kế hoạch hoá nhân lực, phân tích, thiết kế công việc; biên chế nhân lực; tuyển mộ, tuyển chọn, bố trí nhân lực.

Thứ hai , nhóm chức năng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực: nhóm

chức năng này chú trọng các hoạt động nhằm nâng cao năng lực của cán bộ công nhân viên, đảm bảo cho công nhân viên trong Công ty có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành công việc được giao và tao điều kiện cho nhan viên phát triển được tối đa các năng lực cá nhân. Bên cạnh việc đào tạo mới còn có các hoạt động đào tạo lại nhân viên mỗi khi có sự thay đổi về nhu cầu kinh doanh hay quy trình kỹ thuật, công nghệ đổi mới.

Thứ ba , nhóm chức năng duy trì nguồn nhân lực: Công ty chú trọng đến

việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực trong Công ty. Nhóm chức năng này gồm 3 hoạt động: đánh giá thực hiện công việc và thù lao lao động cho nhân viên; duy trì và phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp.

Phòng Tổ chức lao động đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu được trong bất kỳ một Công ty nào. Người làm công tác trong phòng Tổ chức lao động cần:

- Nắm đường lối, chính sách của Nhà nước, những quy định của Bộ, đơn vị về công tác TCLĐ.

- Nắm vững các thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật.

3.2.6.Phòng vật tư - kho- bến bãi:

Quản lý nguyên vật liệu vật tư thiết bị theo dõi tình hình hoạt động của các thiết bị, kiến nghị mua mới, sửa chữa, thanh lý thiết bị khi cần thiết, đồng thời có nhiệm vụ xuất nguyên vật liệu, vật tư, thiết bị cho các công trình khi có lệnh điều động, yêu cầu chủ nhiệm công trình, công nhân sử dụng vật tư thiết bị khoa học, hợp lý và theo dõi quá trình xuất, nhập kho các vật tư, trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động của công ty, theo dõi tình hình sử dụng vật tư hàng tháng, hàng quy, năm.

Chịu trách nhiệm thi công các công trình mà công ty nhận thầu. Tổ chức công tác thi công tại công trường quản lý con người, thiết bị vật tư tại công trường.

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU NGHỆ TĨNH (Trang 40 - 43)