Hoạt động sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 31 - 34)

Bên cạnh huy động vốn thì mảng hoạt động sử dụng vốn đóng vai trò rất quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng thương mại rất đa dạng, có thể bao gồm: tín dụng, đầu tư tài chính, bảo lãnh,…Tuy nhiên trong đó, nghiệp vụ tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất và là nền tảng của sự phát triển của một ngân hàng thương mại. Bởi vậy, hoạt động sử dụng vốn được phản ánh qua tổng dư nợ của một ngân hàng. NHNo&PTNT Tây Hà Nội cùng với sự phát triển chung của toàn hệ thống NHNN, dư nợ tín dụng không ngừng tăng trong những năm qua, đặc biệt là trong hai năm 2005 và 2006. (Bảng 2.2)

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của NHNo&PTNT Tây Hà Nội (2003-2006)

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006

Dư nợ 409.020 966.384 1.272.077 1.496.963

Dư nợ nội tệ 380.757 680.760 977.156 1.127.763

Dư nợ ngoại tệ 28.253 285.624 292.920 369.200

Dư nợ theo thời gian 409.020 966.384 1.270.077 1.496.963 Ngắn hạn 279.018 515.670 572.847 814.355 Trung hạn 130.002 232.490 444.155 296.573 Dài hạn 218.224 253.075 386.035 Dư nợ theo TPKT 409.020 966.384 1.270.077 1.496.963 Dư nợ Nhà nước 318.565 495.304 473.207 666.224

Dư nợ ngoài quốc doanh

70.323 353.628 611.104 688.040

Hộ KD, TN cá thể 20.132 144.867 133.842 141.494

HTX 2.585 1.924 1.205

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu tổng dư nợ của NHNo Tây Hà Nội 2003-2006

Theo số liệu bảng 2, ta thấy dư nợ của Ngân hàng chủ yếu là dư nợ bằng nội tệ, và dư nợ ngắn hạn. Điều này cũng thể hiện một điểm yếu của NHNo&PTNT Tây Hà Nội hiện nay là chưa thu hút được những khách hàng thực sự lớn, có mối quan hệ lâu dài.

Tổng mức dư nợ đến năm 2006 đạt 1.496.963 triệu đồng so với năm 2005 là 1.270.077 triệu đồng tăng xấp xỉ 20% và gấp gần 4 lần so với năm 2003. Điều này thực sự cho thấy chi nhánh đã hết sức chú trọng vào việc cung cấp và phát triển các sản phẩm tín dụng với nhiều tiện ích cho khách hàng.

Mặc dù trong năm 2005, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động nhưng bằng kinh nghiệm và khả năng của mình mà chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã đưa ra được những giải pháp phát triển từ đó có những bước tiến mạnh mẽ, được thể hiện cụ thể trong năm 2006:

- Dư nợ theo loại tiền:

+ Dư nợ nội tệ: 1.127.763 triệu đồng chiếm 75% tổng dư nợ + Dư nợ ngoại tệ: 369.200 triệu đồng, chiếm 25% tổng dư nợ - Dư nợ theo thời gian:

+ Dư nợ ngắn hạn: 814.355 triệu đồng, chiếm 54% tổng dư nợ. + Dư nợ trung hạn: 296.537 triệu đồng chiếm 20% tổng dư nợ. + Dư nợ dài hạn: 386.035 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ

- Dư nợ theo thành phần kinh tế:

+ Doanh nghiệp nhà nước: 666.224 triệu đồng chiếm 45% tổng dư nợ

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 688.040 triệu đồng chiếm 46% tổng dư nợ.

+ Hợp tác xã: 1.205 triệu đồng.

+ Cá nhân, hộ gia đình: 141.494 triệu đồng, chiếm 8% tổng dư nợ Như vậy có thể thấy nguồn vốn huy động được của ngân hàng, chủ yếu từ các khách hàng cá nhân phần lớn được vay bởi các doanh nghiệp cả trong và ngoài quốc doanh. Nguồn tín dụng này đã giải quyết được nhu cầu về vốn luôn rất lớn của khối doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy kinh tế đất nước phát triển. Tỷ lệ cho vay các doanh nghiệp chiếm tối 91% tổng dư nợ nói lên rằng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện tốt nhiệm vụ của mình là cầu nối, phối hợp sự lưu chuyển vốn trong nền kinh tế một cách hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 31 - 34)