Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 29 - 31)

Cùng với việc Ngân hàng NN&PTNT ngày càng được mở rộng và với sự quan tâm đầu tư công nghệ hiện đại đúng mức, cán bộ công nhân viên được đào tạo liên tục nhờ đó mà hoạt động huy động vốn của chi nhánh phát triển không chỉ ở chất mà còn phát triển về lượng. (Bảng 2.1)

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh từ năm 2003-2007

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007

Tổng nguồn 852.093 2.463.529 2.672.541 2.751.395 3.644.808

Nội tệ 600.331 1.788.820 1.995.386 2.244.235 2.436.126

Ngoại tệ 251.762 674.709 677.155 507.124 511.239

Tiền gửi dân cư 17.599 713.956 1.016.296 1.425.077 1.503.081

Tiền gửi tổ chức tín dụng 637.555 972.847 963.750 202.851 164.231

Tiền gửi khác 143.989 277.326 320.000 320.000 252.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2003-2007)

Bảng 2.1 cho thấy tổng nguồn huy động của chi nhánh liên tục tăng từ khi mới thành lập và cũng thay đổi theo cơ cấu nhất định đối với từng đối tượng khách hàng.

Cụ thể, tổng nguồn vốn huy động được của chi nhánh tăng từ 852.093 triệu đồng năm 2003 lên 2.463.529 triệu đồng năm 2004, đến năm 2007 con số này đã tăng lên tới 3.644.808 triệu đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2003.

Không chỉ có sự biến đổi tăng về lượng, cơ cấu nguồn huy động của từng nhóm đối tượng khách hàng cũng có những thay đổi rõ rệt trong giai đoạn từ 2003 đến 2007 (Biểu đồ 2.1)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu nguồn huy động từ năm 2003 đến 2007

Từ biểu đồ có thể thấy trong cơ cấu huy động tiền gửi, việc huy động từ nhóm khách hàng dân cư tăng lên một cách khá mạnh theo từng năm trong khi từ nhóm các tổ chức tín dụng thì lại giảm tương đối. Điều này

phù hợp với chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội là tung ra thị trường các sản phẩm kích thích khối khách hàng dân cư đang ngày càng tăng ở thành thị. Các sản phẩm có thể kể đến như: tiết kiệm điện tử, khuyến khích dân cư dựa vào dự thưởng… đã thu hút ngày càng nhiều lượng vốn nhàn rỗi góp phần làm tăng tổng nguồn vốn huy động. Năm 2003 số vốn huy động từ dân cư là 17.599 triệu đồng chiếm 2% trong cơ cấu tổng nguồn huy động. Đến năm 2006 con số này tăng lên thành 1.425.077 triệu đồng và đóng góp tới 52% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh.

Điều này thể hiện rất rõ chiến lược sản phẩm của chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội là hướng vào khách hàng khối dân cư thành thị. Đây là 1 hướng phát triển hợp lý trong những năm qua, khi mà mức sống của người dân tăng cao, nhu cầu gửi tiết kiệm ngày càng lớn. Sự chuyển dịch về cơ cấu nguồn vốn huy động cũng chứng tỏ rằng chi nhánh NHNo&PTNT Tây Hà Nội đã thực hiện rất tốt và hiệu quả chiến lược hoạt động của mình trong thời gian qua.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn Tây Hà Nội (Trang 29 - 31)