Tình hình dư nợ cho vay tiêu dùngtại NHNo& PTNT Láng Hạ

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghịêp và Phát triển nông thôn Lánh Hạ (Trang 36 - 42)

Biểu 2.3 Dư nợ cho vay tiêu dùng so với tổng dư nợ (2005 – 2007)

Đơn vị : tỷ đồng

Nhìn vào biểu đồ chúng ta thấy được dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay của chi nhánh.Tuy đã có sự tăng trưởng từ 34.1 tỷ năm 2006 lên 112.43 tỷ năm 2007 tăng 195.25% so với năm 2006 tuy vậy tổng dư nợ cho vay tiêu dùng chỉ chiếm 3.95% tổng dư nợ của năm. Con số này là quá nhỏ. So với các ngân hàng khác trong cùng hệ thống và các ngân hàng ngoài hệ thống NHNo& PTNT thì dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh Láng Hạ còn rất nhỏ bé. Nhiều ngân hàng thương mại ở

0 20 40 60 80 100 120 2005 2006 2007

tổng dư nợ của ngân hàng, thậm chí còn cao hơn, chẳng hạn như đối với ngân hàng thương mại cổ phần VPBank là 40%, trong các ngân hàng này lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng đã đóng góp phần lớn vào lợi nhuận của ngân hàng.

Biểu 2.4 : Tăng trưởng cho vay tiêu dùng năm 2005 – 2007

Đơn vị: tỷ đồng

Qua biểu đồ ta thấy dư nợ cho vay tiêu dùng của chi nhánh có sự tăng trưởng qua các năm. Nhất là từ năm 2006 đến năm 2007 đã có mức tăng trưởng khá lớn, tuy nhiên sự tăng trưởng này còn ở mức rất khiêm tốn.

Số liệu cụ thể doanh số tăng trưởng của hoạt động cho vay tiêu dùng được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 2.3 Tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu dùng

Đơn vị: tỷ đồng

Năm Tổng dư nợ cho vay tiêu dùng

Số tiền dư nợ cho vayTỷ lệ %/ tổng Tăng/ Giảm

Tuyệt đối Tương đối

31/12/2005 34.10 1.8 3.38 11.01

31/12/2006 38.08 1.9 3.98 11.67

31/12/2007 112.43 3.95 74.35 195.25

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005 – 2007)

Bên cạnh mức tăng trưởng dư nợ của hoạt động cho vay tiêu dùng chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng thì cơ cấu cho vay tiêu dùng tại chi nhánh trong những năm qua chưa đồng đều, tỷ trọng của các loại hình cho vay tiêu dùng trong hoạt động cho vay tiêu dùng là chưa hợp lý. Nhiều loại hình cho vay tiêu dùng có tiềm năng thu lợi nhuận lớn như: cho vay xuất khẩu lao động, cho vay du học... nhưng chưa được Ngân hàng quan tâm phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng của Ngân hàng chủ yếu tập trung vào cho vay mua đất, xây và sửa chữa nhà cửa, cho vay mua ô tô xe máy, cho vay tín chấp.

Bảng 2.4 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo mục đích và theo thời gian

Đơn vị: tỷ đồng

STT Loại hình CVTD Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % 1 Tổng dư nợ CVTD 34,1 100 38,08 100 112,43 100 2 Cho vay tín chấp cán bộ

công nhân viên

5,1832 15,2 5,8262 15,3

12,9294

11,5 3 Cho vay mua xe máy, ô tô 8,9683 26,3 10,8147 28,4 60,9371 54,2 4 Cho vay mua nhà, xây dựng

và sửa chữa nhà 18,073 0 53,0 20,4109 53,6 35,3030 31,4

5 Cho vay xuất khẩu lao động 0 0 0 0 0 0

6 Cho vay du học 0 0 0 0 0 0

7 CVTD với mục đích khác 1,8755 5,5 1,0282 2,7 3,2605 2,9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động tín dụng các năm 2005 – 2007) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Dư nợ cho vay sửa chữa, mua nhà cửa và cho vay mua đất xây dựng nhà ở chiếm tỷ trọng cao khá trong tổng dư nợ cho vay tiêu dùng. Vì nhu cầu nhà ở cũng như đất ở của người dân là rất lớn. Hiện nay, giá nhà đất đang tăng cao vì thế mà mỗi khoản vay mua nhà đất có giá trị lớn. Dư nợ cho vay mua nhà đất, xây dựng và sửa chữa nhà năm 2005 là 18,0730 tỷ đồng chiếm 53% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng năm 2005.

Đến năm 2006 dư nợ cho vay của hình thức này có tăng hơn 2 tỷ đồng so với 2005. Điều này là do việc cho vay đối với nhu cầu này tiềm ẩn nhiều rủi ro do việc thẩm định hồ sơ nhà đất rất phức tạp, việc xử lý tài sản đảm bảo là nhà đất phải qua nhiều thủ tục, mất nhiều thời gian. Ngoài ra việc cho vay đối với đối tượng này đang bị hạn chế do tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất còn rất chậm.

trọng tới các hình thức CVTD khác nhằm giảm tỷ trọng cho vay đối với nhu cầu này, giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng, để đầu tư vào các hình thức cho vay tiêu dùng khác. Vì thị trường nhà đất của chúng ta không ổn định, khó đoán trước và tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.

+ Cho vay để mua ô tô, xe máy đang có xu hướng tăng mạnh qua các năm, năm 2006 dư nợ cho vay mua ô tô, xe máy tăng 20,6% so với năm 2005 dư nợ hoạt động cho vay mua ô tô, xe máy phát triển nhanh trong năm 2006 nhất là vào giai đoạn cuối năm, vì đây là giai đoạn gần tết người dân có nhu cầu mua sắm nhiều và đặc biệt ngày 16/11/2006 NHNo& PTNT đã ký thoả thuận thực hiện hợp tác tín dụng tiêu dùng với công ty Hon Đa Việt Nam và với tổng công ty Công Nghiệp ô tô Việt Nam – Vinamotor nhằm cung cấp tín dụng cho khách hàng mua xe ô tô tải phục vụ sản xuất, đời sống thay thế dần xe công nông. Sở dĩ có sự gia tăng này là do trong những năm gần đây nhu cầu mua phương tiện đi lại của người dân ngày càng tăng, nhất là trong năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO đặc biệt khi Chính phủ có quyết định cho nhập ô tô cũ (ngày 1/5/2006) và thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với xe ô tô xuất khẩu được giảm xuống bằng với các hãng liên doanh ô tô đang sản xuất trong nước. Tiếp theo đà tăng trưởng của cuối năm 2006 và đầu năm 2007, năm 2007 hoạt động cho vay tiêu dùng đối với hình thức cho vay mua ô tô xe máy đã tạo ra một sự bứt phá, dư nợ cho vay mua ô tô xe máy năm 2007 tăng hơn 50 tỷ so với năm 2006, tỷ lệ tăng trưởng trên 460%, vượt lên dẫn đầu trong nhóm các hình thức CVTD chiếm 54,2% tổng dư nợ CVTD. Đối tượng cho vay chủ yếu là những người làm công ăn lương có thu nhập ổn định tại các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước.

+ Cho vay tín chấp đối với các cán bộ công nhân viên trong 3 năm vừa qua cũng liên tục tăng nhưng tốc độ tăng trưởng chưa cao. Mặc dù số lượng

vay này là thường nhỏ, không đủ lớn như các khoản vay mua ô tô sửa chữa nhà, năm 2005 dư nợ của hình thức này là 5,1832 tỷ đồng tăng 943,8 triệu đồng so với năm 2004. Năm 2006, dư nợ này là 5,8262 tỷ đồng, chiếm 15,3 % tổng dư nợ cho vay tiêu dùng tăng 643 triệu đồng so với 2005. Có được sự tăng trưởng này là do từ cuối năm 2005 đến nay chi nhánh đã thực hiện tăng hạn mức đối với sản phẩm này lên tối đa 50 triệu đồng, và kỳ hạn 5 năm. Chính vì thế mà năm 2007 dư nợ này là 12,9294, chiếm 11,5% tổng dư nợ cho vay tiêu dùng, tăng 7,033 tỷ so với năm 2006.

+ Hình thức cho vay du học và xuất khẩu tuy chi nhánh đã đưa ra văn bản và đưa danh mục các khoản vay tiêu dùng nhưng trên thực tế vẫn chưa có món vay nào phát sinh, riêng đối với cho vay du học thì mới chỉ dừng lại ở việc xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại chi nhánh.

Tóm lại cho vay tiêu dùng theo mục đích của chi nhánh Láng Hạ có sự chênh lệch khá lớn giữa các sản phẩm. Điều này là do các sản phẩm cho vay nhằm phục vụ nhu cầu về nhà ở, về ô tô luôn là những sản phẩm đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của họ. Đối tượng khách hàng của cho vay tiêu dùng mua xe máy ô tô là những người có thu nhập khá hoặc cao nên họ có nhu cầu tiêu dùng những hàng hoá đắt tiền nhiều hơn.

Bảng 2.5 Cơ cấu dư nợ cho vay tiêu dùng theo thời hạn tại NHNo& PTNT Láng Hạ

Đơn vị: tỷ đồng

Thời hạn cho vay Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % CVTD trung, dài hạn 22,5742 66,2 27,151 71,3 88,37 78,6 CVTD ngắn hạn 11,5258 33,8 10,929 28,7 24,06 21,4 Tổng dư nợ CVTD 30,72 100 34,1 100 112,43 100

Qua bảng ta thấy cho vay tiêu dùng của chi nhánh tài trợ cho các khoản

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghịêp và Phát triển nông thôn Lánh Hạ (Trang 36 - 42)