Kết quả tài chính:

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghịêp và Phát triển nông thôn Lánh Hạ (Trang 29 - 34)

* Tổng thu năm 2007 đạt 808164 triệu đồng tăng 230 tỷ đồng, bằng 140% so với năm 2006, trong đó

- Thu từ điều vốn trung ương là 421 tỷ đồng tăng 114 tỷ đồng so năm 2006, chiếm 52% tổng thu.

- Thu từ cho vay và tiền gửi là 356 tỷ đồng tăng 106 tỷ đồng so năm 2006, chiếm 44% tổng thu.

- Thu từ dịch vụ năm 2007 đạt 23,3 tỷ đồng chiếm 12% tổng thu nhập ròng, bằng 121% so với năm 2006.

* Tổng chi đạt 728,676 triệu đồng tăng 230 tỷ đồng, bằng 146% so năm 2006, trong đó:

- Chi về hoạt động huy động vốn là 610202 triệu đồng, tăng 163 tỷ đồng so với năm 2006, bằng 136% so với năm 2006, chiếm 84% tổng chi phí.

- Chênh lệch thu chi chưa lương đạt 91120 triệu đồng bằng 105% so với năm 2006, đạt 128% kế hoạch năm 2007.

- Hệ số làm ra là 1.63, bằng 91% so với năm 2006, do quỹ tiền lương năm 2007 cao hơn so với năm 2006 ( chi nhánh đủ lương V1 +V2 và thêm 3 tháng lương thưởng).

Lãi suất đầu vào đạt 0,78%, lãi suất đầu ra đạt 1,01%, chênh lệchlãi suất đạt 0,23%, cao hơn năm 2006, không đạt mức TW đề ra (TW quy định là 0,4%).

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG CỦA CHI NHÁNH NHNO& PTNT LÁNG HẠ NHÁNH NHNO& PTNT LÁNG HẠ

2.2.1 Các quy định và trình tự cho vay tiêu dùng ở chi nhánh Láng Hạ NHNo hiện nay Láng Hạ NHNo hiện nay

Sau khi thành lập một thời gian, từ thực tiễn hoạt động, ban lãnh đạo chi nhánh thấy rằng không thể phát triển nếu chỉ cung cấp các sản phẩm cho vay truyền thống bởi lẽ khó có thể cạnh tranh với các ngân hàng thương mại quốc doanh đã hoạt động lâu năm với bề dày truyền thống và kinh nghiệm, mà bên cạnh các sản phẩm đó, ngân hàng phải khai thác ở một thị trường mới hoặc thị trường mà tiềm năng của nó còn rất lớn. Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu, toàn thể ban lãnh đạo ngân hàng đã đi đến thống nhất sẽ tập trung vào thị trường gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cá nhân đồng thời đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Thời gian đầu, do môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, nền kinh tế chưa phát triển mạnh, nên doanh số cho vay tiêu dùng thấp, quy mô các khoản cho vay tiêu dùng còn rất nhỏ, nhưng với nhận định: đất nước đang trong quá trình đổi mới và hội nhập, trong tương lai không xa nền kinh tế sẽ có những bước tăng trưởng vượt bậc, lúc đó các chính sách về tiền lương, thu nhập cũng như môi trường pháp lý sẽ dần hoàn thiện và nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng mạnh, ngân hàng đã đưa ra phương châm: chấp nhận mạo hiểm vì sự phát triển trong tương lai. Và thực tế đã chứng minh nhận định cũng như hướng đi của họ hoàn toàn đúng đắn, bắt đầu từ năm 1999, nền kinh tế có những dấu hiệu lạc quan thể hiện rõ nhất là tốc độ tăng trưởng và chỉ số giá hàng tiêu dùng tăng…

Đối với ngân hàng Láng Hạ hoạt động cho vay tiêu dùng mới chỉ triển khai trong những năm gần dây. Ban đầu những khoản cho vay tiêu dùng chỉ được thực hiện với cán bộ, nhân viên của ngân hàng Láng Hạ và ngân hàng

nay, hoạt động cho vay tiêu dùng đã được ngân hàng triển khai rộng ra nhiều đối tượng khác nhau.Bước đầu hoạt động này đã có những chuyển biến tích cực tạo tiền đề để có thể phát triển trong tương lai. Dư nợ cho vay tiêu dùng của ngân hàng tăng lên theo thời gian góp phần làm tăng tổng dư nợ, từ đó tạo nguồn thu làm tăng thu nhập cho ngân hàng.

* Quy trình cho vay tiêu dùng :

Hiện nay ngân hàng chưa thực hiện cung cấp các khoản cho vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo nên quy trình cho vay tiêu dùng được xây dựng trên cơ sở các khoản cho vay tiêu dùng trả góp có tài sản thế chấp:

a. Đối tượng vay vốn:

Cá nhân là công dân Việt Nam, có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.

b. Tìm hiểu sơ bộ về khách hàng: - Mục đích sử dụng vốn vay.

- Người sử dụng vốn vay là “người như thế nào”: có kinh nghiệm hoặc có biết sử dụng vốn vay hay không?

- Số tiền cần vay, đồng cần vay. - Nguồn trả nợ, đồng trả nợ. - Phương thức đảm bảo tiền vay.

Nếu khách hàng thuộc đối tượng được phép vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp, biện pháp bảo đảm nợ vay phù hợp với quy chế tín dụng và quy chế đảm bảo tiền vay của chi nhánh, người phụ trách bộ phận tín dụng sẽ giao cho cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng lập bộ hồ sơ vay vốn.

c. Hồ sơ vay vốn: - Đơn xin vay.

- Hồ sơ về tư cách khách hàng: Giấy chứng minh nhân dân. - Các hồ sơ chứng minh năng lực tài chính: nghề nhiệp, thu nhập.

- Giải trình về phương án sử dụng vốn vay và nguồn trả nợ. - Các hồ sơ về tài sản đảm bảo.

* Đối với các khách hàng đã có quan hệ vay vốn, hồ sơ gồm có: - Đơn xin vay.

- Giải trình về phương án sử dụng tiền vay.

- Cập nhật thông tin về tơ cách khách hàng, tình hình tài chính. - Các hồ sơ về tài sản đảm bảo bổ sung.

Ngoài các hồ sơ bắt buộc nói trên, đối với mỗi khách hàng cụ thể thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn khách hàng bổ sung thêm các hồ sơ khác để đảm bảo chi nhánh có được thông tin đầy đủ, toàn diện:

- Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hướng dẫn chu đáo để khách hàng hiểu được nội dung các loại hồ sơ phải lập nhưng không được phép lập hồ sơ thay khách hàng.

- Khi nhận được hồ sơ vay vốn do khách hàng gửi, cán bộ tín dụng có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ và chân thực của hồ sơ. Nếu xét thấy khách hàng không có đủ khả năng vay vốn thì phải trả lại hồ sơ và thông báo cho khách hàng biết. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

d. Trình tự tín dụng:

1. Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: Cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng dịch vụ tín dụng và các dich vụ khác có liên quan đến nhu cầu khách hàng tại ngân hàng.

2. Phân tích tín dụng: Cán bộ tín dụng phải thu thập thêm thông tin có liên quan đến hoạt động của khách hàng, tính toán các chỉ tiêu tài chính cần phân tích, đánh giá khách hàng, nhu cầu vay vốn của khách hàng, đề xuất các biện pháp áp dụng cho khách hàng. Sau đó, cán bộ phòng quản lý tín dụng phải tái thẩm định và cho ý kiến đề xuất đối với khoản vay.

3. Xét duyệt: Trưởng phòng tín dụng xét duyệt khoản vay của khách hàng, đối với trường hợp cần có ý kiến của Tổng giám đốc hoặc Hội đồng tín dụng hội sở thì phải thông qua để xin ý kiến.

4. Giải ngân cho khách hàng: Cán bộ quan hệ khách hàng thông báo các điều kiện hội sở đưa ra cho khách hàng và bổ sung đầy đủ các hồ sơ để cho giải ngân

5. Theo dõi và thu hồi nợ vay:

- Theo dõi diễn biến hoạt động của khách hàng để phát hiện các dấu hiệu bất thường.

- Tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, khai thác cơ hội kinh doanh mới với khách hàng.

- Đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.

- Thực hiện các thủ tục cần thiết để thu hồi nợ vay của khách hàng. Hiện nay Agribank Láng Hạ tài trợ vốn cho quý khách có nhu cầu mua sắm trang bị sinh hoạt cho gia đình, cưới hỏi, đi du lịch, mua cổ phần,... Ðặc biệt, Agribank Láng Hạ tài trợ vốn cho quý khách là cán bộ - CNV với hình thức cho vay tín chấp trên cơ sở nguồn thu nợ từ tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp của quý khách.

Ðiều kiện vay vốn ở NHNo& PTNT Láng Hạ hiện nay như sau:

• Có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên cùng địa bàn Tỉnh, Thành phố nơi Hội sở và các đơn vị trực thuộc NHNo& PTNT Láng Hạ hoạt động.

• Có thu nhập ổn định đảm bảo khả năng trả nợ.

• Có mục đích vay vốn sử dụng cho các nhu cầu tiêu dùng hợp pháp. Trường hợp cho vay có thế chấp tài sản:

• Quý khách vay là cá nhân phải có tài sản để đảm bảo cho các khoản vay như bất động sản, động sản, sổ tiết kiệm, các giấy tờ, chứng từ có giá...

Trường hợp cho vay tín chấp:

• Ðược Thủ trưởng đơn vị xác nhận mức lương, thâm niên công tác và cam kết trích lương trả nợ.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng ở Chi nhánh Ngân hàng Nông nghịêp và Phát triển nông thôn Lánh Hạ (Trang 29 - 34)