Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang (Trang 64 - 66)

2. Phơng pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp

3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Vốn cố định của một doanh nghiệp là một phần vốn ứng ra để mua sắm tài sản cố định, đối với công ty May Đức Giang - là một doanh nghiệp sản xuất, vì vậy vốn cố định chiếm một tỷ lệ cao trong tổng số vốn của công ty. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói riêng, hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung. Để thực hiện nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định cần phải:

Xác định cơ cấu tài sản cố định hợp lý phù hợp với đặc điểm kinh tế kỹ thuật của công ty, ở công ty tài sản cố định hữu hình là bộ phận chủ yếu chiếm tỷ trọng 100%, trong bộ phận này thì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng rất cao nên cùng với việc huy động tối đa tài sản cố định vào sản xuất kinh doanh phải tiến hành xử lý dứt điểm những tài sản h hỏng, không cần dùng và không có hiệu quả kinh tế, những tài sản đã khấu hao hết chờ thanh lý nhằm tận thu, thu hồi vốn cố định cha sử dụng hết.

Nâng cao trình độ sử dụng tài sản cố định về mặt thời gian và công suất. Biện pháp này làm cho với một lợng tài sản cố định nhất định có thể sản xuất ra một khối lợng sản phẩm lớn hơn, tiền khấu hao với một đơn vị sản phẩm giảm, vốn cố định luân chuyển nhanh hơn. Thực tế ở Công ty may Đức Giang máy móc thiết bị thực tế chỉ khai thác đợc từ 94-96% công suất, một mặt do trình độ tay nghề của công nhân còn cha cao, một mặt do sự xuống cấp của máy móc thiết bị và khả năng sử dụng những thiết bị mới cha thành thạo. Vì vậy công ty cần phải chú ý tới việc nâng cao và tăng thời gian hoạt động có ích và tăng công suất của tài sản cố định.

Tổ chức tốt công tác giữ gìn sửa chữa tài sản cố định có ảnh hởng đến việc duy trì tính năng, công dụng, công suất tài sản cố định. ở công ty May Đức Giang trách nhiệm giữ gìn đợc giao cho từng xí nghiệp sản xuất, từng phòng ban vì vậy ý thức giữ gìn tài sản khá cao. Tuy vậy công tác sửa chữa tài sản cố định còn nhiều điểm cha hợp lý: Đội ngũ công nhân kỹ thuật nhiều khi không sửa chữa đợc loại máy móc, thiết bị hiện đại mà phải thuê chuyên gia nên việc sửa chữa kéo dài, tốn phí, làm ảnh hởng đến tính liên tục của quá trình sản xuất ...Vì vậy công ty cần phải nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân, kỹ s, phải tính toán lựa chọn giữa sửa chữa lớn và quyết định thanh lý sao cho hợp lý nhất biện pháp này cần hớng vào việc khắc phục những tổn thất do hao mòn trong quá trình sử dụng cũng nh do tác động của tự nhiên. Để thực hiện tốt công tác sửa chữa, giữ gìn tài sản cố định cần phải

kết hợp kế hoạch sửa chữa với các kế hoạch sản xuất, cung ứng vật t, phát triển ứng khoa học kỹ thuật.

Cải tiến hiện đại hoá máy móc thiết bị, đây là một biện pháp quan trọng để giảm bớt tổn thất do hao mòn vô hình gây ra. Cần phải tính toán, cân nhắc hiệu quả kinh tế của biện pháp này, cần lập ra nhiều phơng án để lựa chọn phơng án có hiệu quả nhất.

Nâng cao trình độ tay nghề và ý thức trách nhiệm của ngời lao động. Trình độ tay nghề của công nhân càng cao thì việc sử dụng tài sản sẽ tốt hơn, ý thức trách nhiệm trong bảo quản sử dụng càng tốt thì mức độ hao mòn tài sản càng giảm đi, tránh đợc những h hỏng và tai nạn bất ngờ. ở công ty nhìn chung trình độ tay nghề của ngời công nhân cha cao, có một số thiết bị hiện đại trình độ sử dụng của công nhân còn hạn chế ...Vì vậy công ty cần phải tăng cờng đào tạo bồi dỡng trình độ, tay nghề cho công nhân, đặc biệt là những bộ phận thiết bị hiện đại, đồng thời phải nâng cao hơn ý thức trách nhiệm của ngời lao động, kết hợp với các biện pháp kinh tế nh thởng, phạt để kích thích ngời lao động giữ gìn máy móc tốt hơn.

Phân cấp quản lý tài sản cố định, giao quyền sử dụng cho các đơn vị, xí nghiệp, phòng ban nhằm nâng cao trách nhiệm quản lý và sử dụng của các đơn vị.Thực tế trong công ty việc quản lý tài sản cố định lớn nhất là Tổng giám đốc công ty, ở các xí nghiệp là giám đốc các xí nghiệp, ở các phòng ban là trởng phòng, tuy đã phân cấp quản lý cho các đơn vị song việc phân cấp còn nhiều bất cập. Tóm lại nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định đối với Công ty là một biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty May Đức Giang (Trang 64 - 66)