Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá docx (Trang 43 - 48)

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh

1. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động SXKD của công ty

Bước sang hoạt động là CTCP, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đã có những bước chuyển biến hết sức tích cực về hiệu quả hoạt động SXKD so với khi

còn là DNNN, có nhiều nhân tố tác động đến sự biến chuyển này, quy về những

1.1. Năng lực nội bộ công ty

Thực hiện CPH là chuyến sang hình thức quản lý hiện đại hơn, năng động hơn.

Trong CTCP tính tự chịu trách nhiệm được đề cao. Công ty Cổ phần Vận tải ô tô

Vĩnh Phúc khi chuyển sang hoạt động dưới hình thức mới đã xác định rõ để công ty

tồn tại và hoạt động có hiệu quả thì toàn thể cán bộ lãnh đạo và cán bộ công nhân viên lao động trong toàn công ty phải thực sự nhận thức được vai trò của bản thân

mình đối với việc xây dựng công ty.

Cán bộ lãnh đạo thực sự quan tâm đến công ty vì đó chính là quan tâm đến

quyền lợi của bản thân mình, lãi thì được hưởng lỗ thì phải chịu trách nhiệm. Sự

nhiệt tình trong công việc toàn tâm lo cho sự phát triển của công ty của đội ngũ

lãnh đạo và lao động trong công ty là một động lực đáng kể nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho công ty. Công ty luôn cố gắng xác định rõ các chức năng, nhiệm

vụ, quyền hạn giữa các bộ phận, đưa hoạt động của nhà nước đi vào nề nếp, tránh

sự chồng chéo giữa các chức năng và các bộ phận nhằm nâng cao tinh thần trách

nhiệm, nâng cao tính chủ động sáng tạo trong SXKD.

Một bộ phận khác cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế

hoạch SXKD của công ty đó là cơ sở vật chất được trang bị của công ty. Từ chỗ

công ty hầu như không có gì khi tách ra khỏi Công ty vận tải ô tô Vĩnh Phú, nhà cửa vật kiến trúc chỉ có được trên chục gian nhà cấp bốn sắp phải thanh lý, chỉ có

48 chiếc phương tiện ô tô, 02 xe 12 chỗ, 01 xe con, 02 chiếc máy ủi, 02 máy cày bừa. Cộng với phương thức lãnh đạo của DNNN còn ỷ lại rất nhiều vào nhà nước,

trì trệ, bảo thủ trong cung cách làm việc, không quan tâm đến lợi ích thực tế của

doanh nghiệp Nhìn chung là rất thiếu thốn và cũ nát.Tình trạng này dẫn đến hiệu

quả hoạt động SXKD trong thời gian này là không cao.

Trong quá trình phát triển, công ty đã dần vực dậy và đầu tư mua sắm, lắp ráp

thiết bị, mở rộng diện tích nhà xưởng bến bãi. Tất cả là nhờ vào sự linh động nhanh

nhạy của đội ngũ cán bộ và sự giúp đỡ của UBND Tỉnh và Sở giao thông Vĩnh

Đến nay đã đầu tư thêm 74 chiếc phương tiện, thay thế hầu như toàn bộ số phương

tiện cũ không đảm bảo an toàn, đưa vào hoạt động tuyến xe bus đáp ứng nhu cầu đi

lại của nhân dân Thị xã, tăng bộ mặt văn minh đô thị, tăng đáng kể doanh thu cho

công ty, xây dựng 03 gian nhà xưởng bán vĩnh cửu diện tích rộng 200m2, san mặt

bằng bãi đỗ xe diện tích 700m2 06 gian nhà điều hành có diện tích 130m2, nâng tải

sản cố định lên 33,5 tỷ đồng. Nguồn vốn kinh doanh của công ty cũng ăng lên đáng

kể từ 3,519 tỷ đồng lên 7,585 tỷ đồng năm 2004.

Những thay đổi đáng kể về quản lý, điều hành, những nâng cấp rõ rệt về cơ sở

vật chất đã tạo một bộ mặt mới cho công ty, tinh thần lao động đóng góp cho công

ty của cán bộ công nhân viên lao động đã thật sự có hiệu quả hơn nhiều, đây là điều

kiện để nâng cao hiệu quả SXKD của công ty.

1.2. Nhu cầu của thị trường đối với các lĩnh vực SXKD của công ty

Kế hoạch SXKD của công ty phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu của thị trường, hàng năm công ty nghiên cứu rất kỹ nhu cầu của thị trường để xây dựng kế hoạch

SXKD cho ừng bộ phận. Nhất là đối với Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

hoạt động chủ yếu là chuyên chở hành khách thì nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá quyết định lượng doanh thu thực tế của công ty. Cuối năm công ty căn cứ vàp kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch để có cái nhìn tổng thể về hiệu quả hoạt động SXKD.

Thị trường hay khách hàng chủ yếu của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc bao gồm: lượng hành khách và hàng hoá vận chuyển từ tỉnh Vĩnh Phúc đi các

tỉnh và khu vực lân cận nơi có tuyến xe của công ty hoạt động và ngược lại; Lượng khách đi du lịch, tham quan nghỉ mát trên địa bàn toàn quốc; lượng hành khách

thường xuyên đi chuyến xe bus dọc tuyến đường từ tỉnh Vĩnh Phúc xuống Hà Nội.

Ngoài ra còn có lượng khách hàng thuộc bộ phận dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng duy

tu xe ôtô, mô tô; bộ phận bán xăng dầu, mỡ, thiết bị, phụ tùng liên quan đến giao

viên tham gia học tại các lớp học tại chức, chuyên tu. Các chính sách của Nhà nước và đối thủ cạnh tranh.

Lượng khách đi xe và sản lượng doanh thu tuyến cố định và du lịch trong ba năm gần đây:

Các chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

Người đi xe HK 698.361 786.964 912.543

Lượng luân chuyển HK/km 41.357.561 52.527.687 59.404.015

Tổng doanh thu 1.000đ 5.622.396 7.685.356 9.900.607

(nguồn:Báo cáo kết quả SXKD sau 5 năm CPH, ngày 20/5/2005- Phòng Tổ chức hành chính)

Các lĩnh vực hoạt động SXKD của công ty luôn luôn phải phù hợp theo đường lối chung của Đảng và Nhà nước. Cụ thể, Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc trong quá trình hoạt động phải tuân thủ theo chính sách của Đảng và Nhà

nước về quy chế hoạt động của một CTCP, công ty hoạt động theo điều lệ công ty căn cứ vào: Luật Doanh nghiệp được kỳ họp thứ 5 Quốc Hội nước Cộng hoà xã hội

chủ nghĩa Việt Nam khóa X thông qua ngày 12/06/1999; Luật doanh nghiệp nhà

nước được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá IX thông qua

ngày 20/04/1995; Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/06/1998 của Chính phủ về

việc chuyển một số DNNN thành CTCP và hiện nay là Nghị định số 187/2004//NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về chuyển DNNN sang CTCP;

Quyết định số 2849/QĐ-UB ngày 01/11/1999 của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc phê duyệt phương án CPH và quyết định chuyển Công ty Vận tải ô tô và dịch vụ cơ khí

Vĩnh Phúc thành CTCP. Ngoài ra công ty hoạt động trong môi trường hiến pháp và pháp luật Việt nam, các lĩnh vực hoạt động SXKD phù hợp với đăng ký kinh doanh

Hiện nay để khuyến khích các DNNN tiến hành CPH nhằm đẩy nhanh tiến

trình cải cách doanh nghiệp nhà nước, các chính sách của nhà nước tạo rất nhiều ưu đãi cho hoạt động của doanh nghiệp sau CPH, cụ thể21:

+ Được hưởng ưu đãi như đối với đối với các doanh nghiệp htành lập mơia theo quy định của pháp luật về khuyến khích đầu tư mà không cần làm thủ tục cấp

chứng nhận ưu đãi đầu tư.

+ Được miễn phí lệ phí trước bạ đối với việc chuyển những tài sản thuộc

quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp CPH thành sở hữu của CTCP. + Được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

+ Được duy trì các hợp đồng thuê nhà cửa, vật kiến trúc của các cơ quan nhà nước hoặc được mua lại theo giá thị trường để hoạt động SXKD.

+ Được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai trong trường hợp giá trị doanh nghiệp CPH đã bao gồm cả giá trị quyền sử dụng đất.

+ Được tiếp tục vay vốn tại ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ

chức tín dụng khác của nhà nước theo cơ chế như đối với công ty nhà nước. + Được duy trì và phát triển quỹ phúc lợi dưới dạng hiện vật

Những ưu đãi của nhà nước cho phép Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh

Phúc phát huy được những ưu thế của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

SXKD.

Các luật giao thông đường bộ, nghị định 92 của Chính phủ, các Quyết định

4127, 4128 của Bộ Giao thông vận tải được các cơ quan quản lý nhà nước thực thi

một cách rất đồng bộ, kiên quyết nên hoạt động kinh doanh đã đi vào nề nếp hơn,

giảm được các xe dù chạy vòng vo, xe không vào bến đón trả khách, giảm tai nạn

giao thông.

Ngoài ra các đối thủ cạnh tranh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc

cũng là một lực lượng có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của công ty theo hướng

21

Đoạn này được tóm tắt từ sách Chế độ tài chính về công ty nhà nước và sắp xếp doanh nghiệp nhà nước, Bộ Tài chính. NXB Hà Nội- 2005, trang187

làm giảm doanh thu. Do đặc điểm thị trường của công ty là rất lớn, trải dài trên đại

bàn nhiều tỉnh thành, việc kiểm soát thị trường hầu như là không thể. Thêm vào đó

trong thời gian gần đây lực lượng phương tiện vận tải khu vực tư nhân phát triển

mạnh do Nhà nước bỏ hình thức giáy phép tuyến, xe của công ty mỗi chuyến đi đều

bị kiểm soát chặt chẽ theo chế độ tài chính kế toán đã quy định hoá đơn chứng từ đầu vào phải đầy đủ, còn xe tư nhân chỉ nộp thuế tháng. Hiện tượng đón trả khách

tự do, bắt khách dọc đường, phá giá... đang gây ra rất nhiều khó khăn cho công ty.

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá docx (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)