Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá docx (Trang 40 - 43)

I. Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Vận tải ôtô Vĩnh Phúc

5. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty

5.1. Mục tiêu và chiến lược phát triển của công ty

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc được chuyển đổi từ DNNN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/2000 với mục tiêu huy động và sử dụng vốn có

hiệu quả trong việc SXKD về vận tải hành hoá, hành khách và các lĩnh vực khác

nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, tăng lợi tức cho các cổ đông, đóng góp cho ngân sách nhà nước và phát triển

công ty ngày càng lớn mạnh.

Ngành nghề kinh doanh của công ty: Kinh doanh vận tải hàng hoá và hành khách bằng ô tô và đường bộ; đóng mới và sửa chữa phương tiện vận tải đường bộ;

kinh doanh các loại thiết bị, vật tư, phụ tùng, xăng dầu, mỡ chuyên dùngcho ngành vận tải đường bộ và ngành nông nghiệp; dịch vụ đại lý bán xe ô tô, xe máy các loại;

kinh doanh các ngành nghề khác trong phạm vi đăng ký và phù hợp với quy định

của pháp luật. Thời gian hoạt động của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc là

UBND tỉnh Vĩnh Phúc). Việc chấm dứt hay gia hạn thời kỳ hoạt động của công ty do đại hội cổ đông quyết định nhưng không trái với Luật doanh nghiệp.

Chiến lược kinh doanh của công ty luôn gắn với thị trường, làm phát huy thế

mạnh của bản thân công ty, giành ưu thế cạnh tranh. Hơn cả là chiến lược phải cụ

thể, có tính thực thi cao, phù hợp với hoàn cảnh thực tế của doanh nghiệp ở từng giai đoạn, từng thời kỳ với mục đích đạt hiệu quả tối đa.

Công ty hoạt động trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ và tong trọng pháp luật, cơ quan quyết định cao nhất của công ty là đại hội cổ đông, đại hội

cổ đông bầu HĐQT để quản trị công ty giữa hai kỳ đại hội, bầu kiểm soát mọi hoạt động SXKD, quản trị điều hành công ty, quản trị điều hành công ty là giám đốc do HĐQT bộ nhiệm và miễn nhiệm.

Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận lên

hàng đầu bằng các chiến thuật để tăng doanh thu từng bộ phận SXKD. Phương

châm lớn của công ty là hoạt động SXKD an toàn, phục vụ hành khách chu đáo,

dùng chiến thuật về giá và sự phục vụ của công nhân viên lao động nhất là bộ phận

lái xe và phụ xe trực tiếp tiếp xúc với khách hàng.

5.2. Các hình thức kinh doanh cụ thể

Kinh doanh vận tải hành khách là hoạt động chủ yếu tạo doanh thu

cho công ty. Ngay từ những ngày đầu đi vào hoạt động công ty đã xác định lĩnh vực

vận chuyền hành khách là nhiệm vụ trọng tâm và đã được đầu tư phát triển trong

suốt quá trình hoạt động của công ty. Công ty đã không ngừng mở rộng địa bàn hoạt động của các xe bằng việc mở mới thêm các luông tuyến, đầu tư lắp ráp mới phương tiện vận chuyển nâng cao chất lượng phục vụ hành khách. Đến nay công ty đã có hệ thống xe khách phủ kín nhiều tỉnh thành, các tuyến xe chạy Bắc nam, đội

xe du lịch chất lượng tương đối tốt đưa khách đi lữ hành dài ngày nội đại và đang

 Hệ thống các tuyến cố định: 1. Lập thạch - Gia Lâm 2. Lập thạch- Mỹ Đình 3. Lập thạch- Giáp Bát 4. Lập thạch- Hà Tây 5. Lập Thạch- Thái Nguyên 6. Lập Thạch- Sài Gòn

7. Tam Dương- Gia Lâm

8. Tam Đảo- Mỹ Đình

9. Tam Đảo- Giáp Bát

10. Vĩnh Tường- Mỹ Đình 11. Vĩnh Tường- Sơn La

12. Vính Tường- Hà Tây

13. Vĩnh Tường- Lào Cai 14. Vĩnh Tường- Giáp Bát

15. Vĩnh Tường- Móng Cái 16. Yên Lạc- Mỹ Đình 17. Yên Lạc- Sài Gòn 18. Yên Lạc- Sơn Dương

19. Yên Lạc- Lục Yên 20. Yên Lạc- Phù Yên 21. Vĩnh Yên- Lào Cai 22. Vĩnh Yên- Sơn Dương

23. Vĩnh Yên- Sài Gòn 24. Phúc Yên- Hà Giang 25. Phúc Yên- Mỹ Đình 26. Phú Thọ- Hà Nội 27. Việt Trì- Thái Bình 28. Phú Thọ- Sài Gòn  Hệ thống xe khoán gọn: 1- Chi nhánh Hà Nội 2- Công ty Bắc Hà 3- Du lịch Quảng Ninh

 Hệ thống xe du lịch gồm các đội xe du lịch thuộc đội xe III quản lý

 Hệ thống xe bus chạy tuyến Khu công nghiệp Quang Minh- Vĩnh Yên

Đóng mới vỏ xe, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị máy móc, phương

tiện vận tải. Hoạt động này chủ yếu phục vụ nhu cầu của công ty vì số lượng xe của công ty tương đối lớn, nhu cầu sửa chữa là thường xuyên. Định kỳ đóng mới vỏ xe,

duy tu bảo dưỡng tạo ra một lượng công việc rất lớn cho bộ phận này. Hoạt động

của bộ phận này đã giảm được một lượng chi phí rất lớn so với việc công ty mang

cấp và mua mới thiết bị sửa chữa, tiến hành cho công nhân viên học tập tiếp thu

tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao tay nghề. Doanh thu sửa chữa hàng năm là trên

1 tỷ đồng.

Mua bán vật tư thiết bị, phụ tùng cơ khí, kinh doanh xăng dầu, mỡ và đại lý ô tô xe máy. Là lĩnh vực kinh doanh nhằm đảm bảo và mở rộng hoạt động

sản xuất kinh doanh và tạo việc làm cho người lao động giúp cho công ty có khả năng đứng vững trên thị trường cạnh tranh. Cũng như xí nghiệp sửa chữa, hoạt động chủ yếu của nó phục vụ nhu cầu chủ yếu của công ty, ngoài ra còn đáp ứng

nhu cầu thị trường bên ngoài tăng doanh thu bằng việc tận dụng lợi thế sẵn có của

công ty, nhất là hoạt động kinh doanh xăng dầu, mỡ là thị trường đầy tiềm năng do

hoạt động giao thông hiện nay bằng phương tiện ô tô, mô tô và các thiết bị sử dụng

nhiên liệu này là rất lớn tuy rằng phải đối đầu với sự cạnh tranh rất lớn từ các đơn

vị tư nhân.

Đại lý bảo hiểm, dịch vụ đào tạo nghề bao gồm các hoạt động bảo

hiểm, đào tạo lái xe hạng A1, liên kết mở lớp đại học tại chức. Đây là lĩnh vực kinh doanh liên quan đến hoạt động chính của công ty là vận chuyển hành khách, mục đích chủ đạo vẫn là tăng doanh thu hàng năm cho công ty, nâng cao trình độ cho

cán bộ công nhân viên trong công ty, tạo ra lực lượng bổ sung có trình độ, doanh thu hàng năm là trên 300 triệu đồng.

II. Thực trạng hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu CPH

Một phần của tài liệu Luận văn: Thực trạng và một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Vận tải ô tô Vĩnh Phúc giai đoạn hậu cổ phần hoá docx (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)