Về hoạt động XTĐT nhằm cung cấp các dịch vụ đầutư

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XT ĐT để phát triển các KCN của Việt Nam (Trang 41 - 45)

II, Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN 1 Những thành tựu đạt được trong XTĐT

2.3Về hoạt động XTĐT nhằm cung cấp các dịch vụ đầutư

2. Những hạn chế cần khắc phục:

2.3Về hoạt động XTĐT nhằm cung cấp các dịch vụ đầutư

Một trong những biện pháp xúc tiến vận động đầu tư hiệu quả nhất đối với nhà ĐTNN là việc giải quyết, xử lý và tháo gỡ khó khăn cho cho các doanh nghiệp đang xây dựng hoặc đang sản xuất kinh doanh, trước hết trong những vấn đề về thủ tục hành chính, thuế, hải quan, xuất nhập khẩu, lao động, xây dựng...vv. Vừa qua, việc xử lý đối với một số doanh nghiệp có vốn ĐTNN tiến hành chưa được tốt, đặc biệt cuối năm 2005 đã xảy ra các cuộc bãi công tự phát ở một số KCN thuộc các tỉnh miền Đông Nam Bộ, thêm vào đó việc phản ánh về hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN trong KCN trên

các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã gây không ít hoài nghi về chính sách nhất quán và thiện chí của Nhà nước ta, tác động không tốt tới việc vận động, thu hút vốn ĐTNN trong bối cảnh hiện nay.Tóm lại, các dịch vụ sau khi cấp giấy phép ( giải quyết, tháo gỡ kip thời, nhanh chóng những vướng mắc phát sinh cho các nhà ĐT trong quá trình thực hiện dự án của họ; và cung cấp các dịch vụ GTGT) vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu và vấn đề này hiện đang là điểm trở ngại trong thu hút đầu tư FDI của Việt Nam các nhà đầu tư vẫn còn gặp khó khăn trong việc triển khai dự án sau khi cấp phép đầu tư, đặc biệt là thủ tục cấp đất, đền bù giải phóng mặt bằng v.v..lối quản lý nặng về xin cho, thủ tục qua nhiều cửa, kéo dài thời gian chờ đợi của các nhà đầu tư…Ở một số địa phương là những rào cản về hành chính có tác động rất lớn tới đến hoạt động vận động, XTĐT thu hút vốn đầu tư nhất là đối với vốn FDI.Về mối liên hệ với các cơ quan của Trung ương và địa phương

Thiếu hệ thống tổ chức chung của Nhà nước đồng thời chưa có chính sách thoả đáng đối với hoạt động này. Xúc tiến đầu tư trước hết thuộc trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, mà trực tiếp là của các ban quản lý KCN. Nhưng do thiếu đầu mối quản lý chung, nên ngoài một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), trong đó có lồng nội dung giới thiệu và vận động đầu tư vào các KCN đã được thành lập do một số bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, thời gian qua công tác này được tiến hành gần như tự phát ở từng KCN, dựa chủ yếu vào sáng kiến chủ động và kinh phí của các công ty xây dựng hạ tầng KCN, trước hết là của chủ đầu tư nước ngoài trong các liên doanh xây dựng hạ tầng KCN.

Sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành từ trưng ương tới địa phương trong việc tổ chức và triển khai các hoạt động XTĐT nhằm tăng cường thu hút vốn vẫn còn nhiều hạn chế..

Các nhà đầu tư tiềm năng đang được nghe những thông điệp không thống nhất từ các phái đoàn vận động đầu tư của Bộ Kê hoạch & Đầu tư cũng như các địa phương. Vấn đề tồn tại khi thiết lập một phái đoàn quốc gia đó là đại diện của tỉnh ít có cơ hội phát biểu. Thậm chí chia nhỏ nhóm làm việc cũng không hoàn toàn giải quyết được hạn chế này. Thành phần của đoàn cũng là một vấn đề. Thành phần của các đoàn địa phương thường bao gồm Chủ tịch hay Phó chủ tịch tỉnh và đại diện từ Văn phòng Ủy ban, SỞ Kế hoạch & Đầu tư, Sở tài chính , … Một số thành viên không thực sự hiểu rõ vai trò của mình trong công tác XTĐT . Khi hội nghị, hội thảo Kết thúc, một trong những công việc cần thiết phải thực hiện là các hoạt động sau hội thảo nhằm tiếp tục tìm hiểu và kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư tiềm năng. Trên thực tế các phái đoàn Việt Nma thường cung cấp danh thiếp và địa chỉ liên lạc sau mỗi Kỳ gặp mặt song ai là người trực tiếp chủ động liên lạc lại và trợ giúp các nhà đầu tư thì chưa rõ ràng. Hiện tượng “xé rào ưu đãi đầu tư” trong cuộc chạy đua thu hút vốn đầu tư XTĐTảy ra tương đố phổ biến ở các tỉnh, thành, ngành trong cả nước thời gian qua là một thực trạng đáng báo động về sự phối hợp kém chặt chẽ giữa các cơ quan Trung ương và địa phương trong việc thực hiện vận động , XTĐT thu hút vốn đầu tư FDI ở nước ta. Nhiều địa phương trong cả nước đã chạy theo lợi ích cục bộ , bỏ qua lợi ích tổng thể của đất nước khi ban hành nhiều chính sách ưu đãi về hỗ trợ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, hỗ trợ đầu tư,v.v..Vượt khung quy định của chính phủ. Mặc dù có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng có thể dễ dàng nhận thấy rằng hiện tượng “xé rào ưu đãi đầu tư”, “mạnh ai nấy làm”chính là hệ quả tất yếu và trực tiếp của việc thiếu chiến lược XTĐT

tổng thế ở cả cấp quốc gia và thiếu sự kêt hợp chặt chẽ giữa các cơ quan XTĐT ở Trung ương và địa phương.

Do chưa xây dựng được chương trình kê hoạch vận động XTĐT thống nhất, lại thiếu sự phối hợp chỉ đạo của cơ quan đầu mối ở cấp trưng ương nên các hoạt động vận động XTĐT ở các địa phương và KCN còn manh mún, tự phát và phần nào tạo nên sự cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động XTĐT ở nước ta. Mặt khác, mức độ phân quyền sâu mà không có một sự liên thông giữa các đầu mối, thông tin, quảng bá xây dựng hình ảnh vận động XTĐT và vô tình tạo nên một hàng rào chắn cho các nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình thâm nhập và tiếp cận với các cơ hội đầu tư taị Vịêt Nam. Sự phối hợp giữa những ban ngành chức năng chưa chặt chẽ và đồng bộ. Các địa phương vì mục tiêu và lợi ích cục bộ đã cố gắng kêu gọi , thu hút đầu tư nước ngoài bằng mọi cách mà không xem xét , đánh giá một cách khoa học tính khả thi và hiệu quả của dự án đầu tư dẫn đến tình trạng số dự án đầu tu nước ngoài được thực hiện còn thấp, trong khi số dự án phải giải thể, phá sản lại tăng lên.

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường chất lượng XT ĐT để phát triển các KCN của Việt Nam (Trang 41 - 45)