1. Tình hình thành lập KCN, KKT
Trong 7 tháng đầu năm 2007, cả nước có 6 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, thành lập các KCN Thạnh Đức, tỉnh Long An (256 ha); KCN Minh Hưng, tỉnh Bình Phước (194 ha); KCN Việt Hoà - Kenmark (46 ha); KCN Tân Phú, tỉnh Đồng Nai (54 ha) và mở rộng KCN Việt Hương II, tỉnh Bình Dương (140 ha); KCN Mỹ Xuân B1 - Đại Dương, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (146 ha). Tổng diện tích KCN thành lập mới và mở rộng đạt 836 ha.
Tính đến cuối tháng 7/2007, cả nước đã có 148 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 32.120 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê đạt 21.224 ha, chiếm 66% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 90 KCN đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên 19.790 ha và 58 KCN đang trong giai đoạn đền bù giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản.
Các KCN phân bố ở 49 tỉnh, thành phố trên cả nước, tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung, miền Bắc với tổng số 110 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 25.900 ha, chiếm trên 80% tổng diện tích các KCN cả nước.
Trong 7 tháng đầu năm, Thủ tướng Chính phủ đã chấp thuận bổ sung một số KCN vào Quy hoạch, trong đó có một số KCN, dịch vụ, đô thị (ở Bắc Ninh, Tiền Giang). Ngoại trừ một số KCN có trong Quyết định số 1107/QĐ-TTg đã được thành lập, từ nay đến năm 2015, dự kiến có 113 KCN được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch 29.257 ha và 27 KCN mở rộng với tổng
2. Tình hình thu hút đầu tư
Trong 7 tháng đầu năm 2007, các KCN đã thu hút được 253 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư đăng ký đạt 2.022 triệu USD, chiếm trên 30% tổng số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của cả nước và tăng hơn 2,7 lần so với cùng kỳ năm ngoái. Bà Rịa – Vũng Tàu hiện đang là tỉnh dẫn đầu cả nước về vốn đầu tư nước ngoài thu hút được với tổng vốn đầu tư trên 626 triệu USD, trong đó có dự án nhà máy thép cán nóng công suất 2 triệu tấn/năm (Công ty CP thép ESSAR Việt Nam) với tổng vốn đầu tư 527,3 triệu USD; tiếp theo là Bình Dương (trên 414 triệu USD); Đồng Nai (gần 158 triệu USD).
Về tình hình tăng vốn, trong 7 tháng đầu năm 2007 có 197 lượt dự án đầu tư tăng vốn. Tổng số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 888 triệu USD, chiếm khoảng 45% số vốn tăng thêm của cả nước và tăng gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, trong 7 tháng đầu năm 2007, tính chung cả vốn đầu tư nước ngoài cấp mới và tăng thêm vào các KCN, KCX đạt 2.891 triệu USD, chiếm 40% tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm của cả nước, tăng hơn 2 lần so với 7 tháng đầu năm ngoái.
Tính đến nay, các KCN cả nước đã thu hút được gần 2.600 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư trên 24,2 tỷ USD và trên 2.700 dự án đầu tư trong nước với tổng số vốn đầu tư đăng ký gần 136 nghìn tỷ đồng (chưa kể các dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN với tổng vốn đầu tư 976 triệu USD và trên 41 nghìn tỷ đồng).
Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê của các KCN trên cả nước đạt 53,5%, riêng các KCN đã vận hành đạt tỷ lệ lấp đầy trên 70%.
3 Tình hình sản xuất kinh doanh
Hiện nay, có trên 3.500 dự án trong các KCN cả nước đã đi vào sản xuất kinh doanh với tổng vốn đầu tư thực hiện đạt gần 12 tỷ USD và 80 nghìn tỷ đồng.
Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN 7 tháng đầu năm ước đạt khoảng 10 tỷ USD, tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoái; giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 4,5 tỷ USD, tăng trên 20% so với cùng kỳ năm ngoài; nộp Ngân sách đạt gần 750 triệu USD.
Các doanh nghiệp KCN hiện giải quyết việc làm cho trên 900 nghìn lao động trực tiếp.
4. KCN nam châm thu hút FDI
Phần lớn số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam năm 2006 đã chảy vào vùng trũng là các khu công nghiệp trên cả nước.
Dự báo, với Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các khu công nghiệp sẽ là tâm điểm hút nguồn vốn FDI, dự kiến đạt khoảng 6 tỷ USD/năm.
Con số cuối cùng về thu hút FDI trong năm 2006, theo công bố của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, vào khoảng 10 tỷ USD, trong đó vốn cấp mới là 7,5 tỷ USD, còn lại là vốn đăng ký bổ sung. Và trong tổng vốn đăng ký cấp mới cho 797 dự án, riêng các khu công nghiệp và khu chế xuất trong cả nước đã chiếm tới 48,6% tổng vốn đăng ký.
Trong 10 dự án có quy mô vốn lớn nhất được cấp phép trong năm 2006 phải kể tới dự án nhà máy sản xuất thép của Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) tại Khu công nghiệp Phú Mỹ 2, với tổng vốn đầu tư đăng ký gần 1,2 tỷ USD. Cũng chính dự án này đã đẩy tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu lên vị trí thứ nhất trong
bảng xếp hạng các địa phương về thu hút FDI với tổng vốn tiếp nhận gần 1,7 tỷ USD.
Cũng có thể kể đến dự án xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện điện tử do Tập đoàn Meiko của Nhật đầu tư với số vốn 300 triệu USD tại Khu công nghiệp Phùng Xá (Hà Tây), đây cũng là dự án lớn nhất từ trước đến nay tại tỉnh này.
Đối với dự án đăng ký vốn bổ sung, cũng không thiếu vắng những dự án đang hoạt động tại khu công nghiệp của cả nước. Đơn cử, Công ty Công nghiệp Gốm Bạch Mã tại Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (Bình Dương) tăng 150 triệu USD (chỉ đứng sau dự án tăng vốn của Intel), Công ty Canon Việt Nam tăng 70 triệu USD đầu tư nhà máy sản xuất máy in ở Khu công nghiệp Tiên Sơn (Bắc Ninh), Công ty Fomosa ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 (Đồng Nai) tăng 66,4triệuUSD,…
Như vậy, tính từ trước đến nay, các khu công nghiệp, khu chế xuất đã thu hút gần 2.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đăng ký trên 20 tỷ USD.
Đối với các chuyên gia, kết quả nổi bật về thu hút FDI của các khu công nghiệp trong năm 2006 không phải là điều gì quá ngạc nhiên. Theo họ, đó chính là sự nối tiếp thành quả của những năm trước, và điều này càng thêm khẳng định một dự báo trước đó rằng các khu công nghiệp sẽ là viên nam châm "hút" nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam.
Cộng với quyết định của Thủ tướng phê quyệt Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với mục tiêu hình thành hệ thống các khu công nghiệp chủ đạo có vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia, viên nam châm này sẽ được tiếp thêm một năng lượng lớn.
Nhiều ý kiến cũng cho rằng với việc Việt Nam trở thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ có nhiều cơ hội hơn được tạo ra cho
nhà đầu tư nước ngoài, nhờ đó các khu công nghiệp càng trở nên hấp dẫn hơn, làn sóng đầu tư nước ngoài sẽ gia tăng mạnh cả về nguồn vốn, công nghệ, và kinh nghiệm quảnlý.
Không chỉ thu hút vốn trực tiếp, sắp tới, với việc lên sàn giao dịch chứng khoán, các khu công nghiệp còn có thế mạnh thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp của nhà đầu tư cả trong và ngoài nước.
Các khu công nghiệp phía Nam của các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Tp.HCM, và Đồng Nai vẫn là những đơn vị thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất của cả nước, với 205 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 2,9 tỷ USD, chiếm 73% số dự án và 76% số vốn thu hút mới trong các khu công nghiệp trên cả nước (tính trong 11 tháng đầu năm). Những tỉnh, thành phố này cũng thuộc diện danh sách các địa phương thu hút trên 100 triệu USD trong năm 2006