II, Thực trạng công tác XTĐT vào các KCN 1 Những thành tựu đạt được trong XTĐT
2. Những hạn chế cần khắc phục:
2.2 Hoạt đông XTĐT nhằm phát sinh và hình thành đầutư
Mặc dù một số tỉnh đã quan tâm tới việc xây dựng website riêng để quảng bá về tiềm năng và lợi thế của địa phương mình, tuy nhiên vẫn càn nhiều tỉnh chưa có sự quan tâm đúng mức tới hoạt động XTĐT . Các website nhằm quảng bá vận động XTĐT thường không cập nhật và chưa thuận tiện cho người sử dụng.
Do thiếu đầu mối quản lý chung nên ngoài một số cuộc hội thảo về đầu tư trực tiếp nước ngoài, trong đó lồng ghép thêm nội dung giới thiệu và vận động hình thành đầu tư do một số bộ, ngành tổ chức ở trong và ngoài nước, còn lại thì phần lớn các hoạt động XTĐT nhằm phát sinh và hình thành đầu tư được tiến hành gần như tự phát ở từng địa phương..
Công tác xây dựng quy hoạch và danh mục dự án kêu gọi đầu tư đã bước đầu được quan tâm, nhưng việc triển khai thực hiện còn chậm và chất lượng thấp.một số quy hoạch và dự án trong danh mục chưa tính đến nhu cầu và điều kiện cụ thể của nhà đầu tư, đồng thời không dự báo diễn biến tình hình nên chưa trở thành công cụ định hướng vận động hình thành đầu tư có hiệu quả (quy hoạch KCN ). Quy hoạch các KCN còn thiếu cơ sở khoa học, chưa tính đến những những điều kiện cần thiết những căn cứ làm cơ sở dể quy hoạch nên không thể tránh khỏi sai lầm rất khó khắc phục. Quy hoạch các KCN còn không dựa trên định hướng phát triển ngành công nghiệp nhằm mục tiêu CNH_HĐH cả những năm trước mắt đến năm 2010 và lâu dài tới năm 2020. hơn nữa quy hoạch các KCN chưa giải quyết các vấn dề cụ thể: Vị trí xây dựng KCN , bảo vệ môi trường, ngành nghề, quy mô…Giải quyết các mối quan hệ kinh tế -xã hội . Tình trạng hiện nay một số KCN phải điều chỉnh lại quy hoạch, đặc biệt là thiếu các dịch vụ cần thiết cho người lao động. Ngoài ra là tình trạng các tỉnh thi nhau xây dựng các KCN để “lót ổ”, “trải chiếu” cho các nhà đầu tư. Nhưng hiệu quả quá kém gây lãng phí lớn. Quan
hệ giữa quy hoạch - Kế hoạch và thị trường, dẫn tới không cân đối được khả năng cung cầu, có trường hợp chạy theo thị trường theo kiểu “mỳ ăn liền” hoặc lại theo cơ chế Kế hoạch hóa tập trung… .(danh mục kêu gọi đầu tư) Có thể nói công việc cập nhật danh mục kêu gọi dự đầu tư là tốn rất nhiều công sức và thời gian của các bộ phận vận động đầu tư. Thông tin này được cung cấp bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Nhật trên tờ rơi và đĩa CD. Các tài liệu này thường được thiết kế tương đối đẹp mắt và được cung cấp cho các nhà đầu tư tiềm năng. Chẳng hạn, 170 dự án đã được liệt kê trong “danh mục các dự án đã kêu gọi đầu tư nước ngoài vào Hà Nội” (Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội). Hà Nội cũng bày tỏ mong muốn thu hút đầu tư từ Hoa Kỳ. Thành phố cung cấp danh mục đầu tư này cho một công ty tư vấn để công ty này sử dụng tại các buổi hội thảo XTĐT . Nhà đầu tu mục tiêu là các công ty Hoa Kỳ . Như dã bàn ở trên , cấc nhà đầu tư nước ngoài quyết định địa điểm đầu tư vài những lợi ích thực tế mà họ nhận được từ môi trường đầu tư của quốc gia sở tại. Cách hiểu này chưa thực sự đưa vào thực tiễn xây dựng chính sách.. Các tài liệu XTĐT cần được xây dựng trên cơ sỏ đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư chứ không chỉ dựa trên mong muốn của người làm chính sách . Trong trường hợp của Hà Nội, danh mục dự án đầu tư không thực sự hữu ích cho kêu gọi đầu tư và các dự án trong danh mục không đáp ứng nhu cầu thông tin từ các công ty Hoa Kỳ .
Nội dung cũng như phương thức tổ chức vận động XTĐT còn quá đơn giản, nặng về tuyên truyền về luật pháp, chính sách chưa tập trung vào chương trình vận động thu hút đầu tư theo từng đối tác, từng lĩnh vực hoặc dự án cụ thể. Hơn nữa, do thiếu thông tin về nhà đầu tư, các phái đoàn Việt Nam thường có xu hướng trình bày nhiều thông tin không hữu ích và cung cấp ít
gọi đầu tư diển hình thường bao gồm các số liệu về kinh tế, các thống kê về FDI, ODA, thương mại và du lịch. Thông tin về quan hệ song phương giữa Việt Nam với quốc gia đang ghé thăm cũng được trình bày như hình thức đầu tư (100% vốn nước ngoài, liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh), số lượng dự án đầu tư, số lượng việc làm tạo ra từ các dự án đầu tư,…Các thông tin này cũng cần thiết cho các nhà đầu tư theo cách này hay cách khác songcacs nhà đầu tư cần các thông tin đặc thù hơn như họ có thể bắt đầu công việc kinh doanh như thế nào, khuyến khích cụ thể nào mà họ có thể nhận được, Chính phủ sẽ giáp đỡ họ như thế nào để giải quyết các khó khăn phát sinh,…Các thông tin cụ thể này lại không được đề cập đầy đủ trong các tài liệu vận động đầu tư. Bên cạnh đó, Việc so sánh giữa Việt Nam với Trung Quốc và Thái Lan như điểm đến của nhà đầu tư nước ngoài cũng ít khi được thực hiện . Đây thực sự là một trong những thông tin mà nhà đầu tư thực sự muốn tìm hiểu. Nếu Việt Nam chỉ trình bày về đất nước, chính sachsv và tiềm năng của mình, “ điều này vừa quá nhiều vừa quá ít”. Hoạt động XTĐT tại một số nước, khu vực thông qua các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại, của Việt Nam ở nước ngoài còn rất hạn chế do không có cán bộ chuyên trách và thiếu kinh phí tổ chức.