6. Dây chuyền SX kẹo Chew 2002 3000 kg/ca Đức 7 Dây chuyền SX Cracker19962500 kg/ca Italia
1.5. Đặc điểm về tổ chức quản lý của Công ty
Bộ máy quản trị doanh nghiệp của Công ty được tổ chức theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến - chức năng. Theo đó các công việc hằng ngày ở xí nghiệp thực phẩm Việt Trì, xí nghiệp Hà Nội và xí nghiệp bột dinh dưỡng Nam Định thuộc trách nhiệm của các giám đốc xí nghiệp này. Tuy nhiên, các kế hoạch và các chính sách dài hạn phải tuân thủ và theo sự hướng dẫn thực hiện của Công ty để phối hợp giữa các xí nghiệp thực hiện mục tiêu chung của Công ty. Tổng giám đốc lãnh đạo Công ty theo chế độ một thủ trưởng và được sự giúp sức của các phòng ban chức năng, các chuyên gia, hội đồng tư vấn trong việc nghiên cứu và ra quyết định về các vấn đề của Công ty để đưa ra được giải pháp tối ưu. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn thuộc về Tổng giám đốc. Những quyết định quản lý do các phòng chức năng nghiên cứu, đề xuất khi được Tổng giám đốc thông qua sẽ trở thành mệnh lệnh được truyền đạt từ trên xuống dưới theo các tuyến đã quy định. Kiểu cơ cấu tổ chức này giúp cho Công ty hoạt động hiệu quả ở cả hai cấp công ty và xí nghiệp thành viên trong điều kiện bộ máy quản trị cồng kềnh, phức tạp. Công tác quản lý tập trung ở Công ty, đồng thời các xí nghiệp thành viên được tăng quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm, nhằm thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh toàn Công ty. Mô hình tổ chức này cũng cho phép tổ chức thực hiện nhiều loại sản phẩm của Công ty tổng hợp và thống nhất, từ đó có thể tăng lợi nhuận cho Công ty.
Qua xem xét về sơ đồ 1 và chức năng của các phòng ban, bộ máy quản lý của Công ty ta có thể nhận thấy đây là một công ty có quy mô hoạt động tương đối gọn nhẹ và bộ máy điều hành tổ chức có khoa học. Đây là sơ đồ tổ chức theo kiểu kết hợp nên nó đã tận dụng được một cách tối đa các ưu điểm của các hình thức quản lý trực tuyến và chức năng. Tuy nhiên, ở đây cũng đòi hỏi người cán bộ cấp cao phải là người thực sự có năng lực quản lý một cách
tổng hợp mới có khả năng nắm bắt được toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh của Công ty một cách thường xuyên liên tục.
Đồng thời việc đào tạo và nâng cao trình độ chuyên môn cho lao động quản lý và lao động trực tiếp sản xuất là một đòi hỏi thường xuyên nằm trong quá trình tái sản xuất sức lao động về mặt chất lượng. Do đó, hoạt động đào tạo là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Nhờ có đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn mà năng suất lao động được cải thiện, giảm bớt tai nạn lao động, giảm bớt một phần công việc của người quản lý. Việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được coi là nhiệm vụ không chỉ của riêng Công ty mà cả từng cá nhân trong Công ty.
Như vậy, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của các doanh nghiệp