Việc làm trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao đọng huyện Thanh Liêm Hà Nam (Trang 44 - 47)

IV. Những nguyên nhân gây sức ép và chủ trơng chính sách của Đảng và

2. Tình hình giải quyết việc làm trong các ngành kinh tế của Thanh Liêm

2.4 Việc làm trong lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất

Nhìn tổng quát toàn bộ các nguồn nhân lực đều phân bố vào hai lĩnh vực: Sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất . Phơng pháp phân chia này xuất phát từ " Tính chất vật chất của lao động " .

- Lao động sản xuất vật chất tạo ra của cải vật chất mang hình thái hiện vật, gồm t liệu sản xuất và t liệu tiêu dùng. Nó sáng tạo ra sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân. Tính chất của loại lao động này biểu hiện ra ở chỗ nó đợc vật chất hoá. Lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm các ngành: Công nghiệp, xây dựng, nông-lâm-ng nghiệp, vận tải, bu điện, thơng nghiệp và các ngành khác ...

- Lao động không sản xuất vật chất là lao động có ích, cần thiết đối với xã hội. Trong điều kiện hiện nay vai trò của loại lao động hoạt động trong lĩnh vực này ngày càng trở nên quan trọng, vì lẽ khoa học - kỹ thuật đã trở thành lực lợng sản xuất trực tiếp .

Lao động không sản xuất vật chất bao gồm các ngành: Nghiên cứu khoa học, giáo dục, văn hoá nghệ thuật, y tế, thể dục thể thao, du lịch, ngân hàng-tín dụng, BHXH, dịch vụ công cộng và dịch vụ sinh hoạt đời sống, quản lý Nhà nớc .

Bảng 7- Phân bố lao động vào hai lĩnh vực sản xuất vật chất và không sản xuất vật chất ở Thanh Liêm

( Đơn vị : Ngời ) Năm Phân bổ lao động 1997 2000 2002 Tổng số lao động 60138 64228 71706 - Lao động SX vật chất 58247 62955 68909 - Lao động không SX vật chất 1991 1369 2797 Tỷ lệ ( % ) 100 100 100 - Lao động SX vật chất 96,7 97,87 96,1 -Lao động không SX vật chất 3,3 2,13 3,9

Theo số liệu ta thấy lao động trong lĩnh vực sản xuất vật chất tăng lên từ 1997-2000 đã tăng từ 58247 lên 62955 ( tức là tăng từ 96,7% lên 97,87%) nhng đến năm 2002 tuy số ngời vẫn tăng lên ( từ 62955 lên 68909) nhng tỷ lệ thì không tăng mà có xu giảm đi và tỷ lệ lao động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất lại tăng lên .

Thực tế trong lĩnh vực sản xuất vật chất lao động tăng lên chủ yếu trong ngành nông nghiệp vốn đã rất thừa lao động. Trong giai đoạn 1997-2000 sự thuyên giảm lao động làm việc trong lĩnh vực không sản xuất vật chất là do cơ chế mới, nhằm tinh giảm biên chế. Nhng xét về lâu dài thì giảm lao động trong lĩnh vực này là không có lợi bởi xu hớng phân bổ có tính quy luật trong lịch sử phát triển xã hội loài ngời là tỷ trọng số ngời lao động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất ngày một tăng và vợt quá tỷ trọng của số ngời hoạt động trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Tuy nhiên đến thời điểm 2002 đã có sự cải thiện đáng mừng là tỷ lệ lao động hoạt động trong lĩnh vực không sản xuất vật chất đã tăng lên. Đây là thành công bớc đầu của Huyện trong quá trình phân bố lao động theo chiều hớng ngày càng tiến bộ hơn , thu hẹp dần khoảng cách gữa tỷ trong lao động sản xuất vật chất và phi vật chất. Địa phơng cần tiếp tục phát huy, lựa chọn những chiến lợc phát triển kinh tế hữu hiệu , đặc biệt phải tìm cách tăng năng xuất lao động xã hội và thu nhập quốc dân tính theo đầu ngời. Đó là những điều kiện vật chất khách quan để thay đổi cơ cấu và phân bố lại lao động .

Tóm lại: Qua khảo sát thực trạng lao động làm việc trong các ngành kinh

tế, các lĩnh vực kinh tế có thể rút ra một số nhận xét khái quát nh sau :

* Một là : Lao động trong nông nghiệp còn rất lớn, cả về quy mô và số l-

ợng lao động (80,34%) chứng tỏ Thanh Liêm là một huyện nông nghiệp và đã là một huyện nông nghiệp thì khó có thể đi lên giàu mạnh từ nông nghiệp canh tác trên vùng đồng chiêm trũng. Cơ cấu lao động làm việc trong các ngành kinh tế

quốc dân đã có sự chuyển dịch khá rõ rệt theo chiều hớng công nghiệp hoá-hiện đại hoá nền kinh tế .

* Hai là :. Số lao động vẫn tiếp tục tăng nhng trình độ chuyên môn kỹ

thuật của lực lợng lao động ở khu vực nông thôn vẫn đang ở tình trạng rất thấp .. Các hớng sản xuất dịch vụ, khu vực sản xuất có thể dễ dàng thu hồi vốn nhất đợc đầu t thiếu đồng bộ nên hiệu quả không cao, thu hút ít lao động. Các hoạt động dịch vụ tạo việc làm, đào tạo nghề, bồi dỡng nghề và đào tạo lại có chất lợng và hiệu quả thấp

* Ba là : Sản xuất nông nghiệp tuy có bớc phát triển khá và tơng đối toàn

diện song tiềm năng trong nông nghiệp khai thác cha đợc nhiều. Tỷ lệ thời gian lao động đợc tăng lên đáng kể, tuy vậy nhng trình trạng thất nghiệp hoặc thiếu việc làm vẫn còn khá cao. Đời sống kinh tế-văn hoá-xã hội của nhân dân đợc cải thiện đáng kể nhng so với các nơi khác thì vẫn còn hạn chế nhiều.

* Bốn là : Năng lực quản lý, thu hút đội ngũ cán bộ khoa học - kỹ thuật

chuyên gia kinh tế giỏi còn kém; tình trạng nhiều lao động có chuyên môn, tay nghề cao vẫn tiếp tục đi tìm kiếm việc làm ở nơi khác. Khả năng thu hút đầu t còn thấp, phần lớn là đầu t nhỏ bé với phơng châm " có lãi ăn ngay " ít chú ý theo hớng lâu dài .

* Năm là : Công tác tạo việc làm cho ngời lao động còn rất nhiều hạn chế,

số việc làm đợc tạo ra cha nhiều lại tập trung nhiều vào kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình. Công nghiệp quốc doanh lâm vào tình trạng khó khăn và cha tìm ra đợc lối thoát.Sự phân bổ lao động trong xã hội còn cha hợp lý, cha đáp ứng đợc yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn phát triển công nghiệp hoá - hiện đại hoá .

Trên đây là những nhận xét, đánh giá khái quát qua việc khảo sát thực trạng lao động và việc làm và xu hớng biến động của lợng lao động ở Thanh Liêm, bên cạnh những tiến bộ về các mặt đã đạt đợc còn không ít khó khăn, trở

vấn đề tạo việc làm cho ngời lao động còn nhiều bức xúc nh vậy cần phải xem xét tới những khó khăn và trở ngại thực tế của địa phơng nữa :

Một phần của tài liệu Tạo việc làm cho người lao đọng huyện Thanh Liêm Hà Nam (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w