Tỷ số Vốn huy động trên Tổng nguồn vốn :

Một phần của tài liệu 42 Kế toán huy động vốn tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong nước và các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang (Trang 51)

- Chứng từ ghi sổ:

3.1.1.Tỷ số Vốn huy động trên Tổng nguồn vốn :

Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nguồn vốn huy động của ngân hàng và cũng cho ta biết trong một đồng vốn của ngân hàng có bao nhiêu đồng vốn được huy động từ bên ngoài.

Theo bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động tại chi nhánh ta thấy tỷ lệ VHĐ/TNV tăng giảm không đều, cụ thể: Từ 69.18% trong năm 2006 giảm xuống còn 29.70% năm 2007 nhưng năm 2008 tăng lên còn 42.21%. Nguyên nhân là do ở thời kỳ so sánh thứ 2 nguồn vốn huy động của ngân hàng tuy có tăng nhưng không theo kịp tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn. Do đó chỉ số này giảm. Một ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả thì chỉ tiêu này phải đạt mức từ 70% - 80% trong nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, kết quả đạt được của chi nhánh còn thấp và chưa ổn định, chỉ có năm 2006 đạt chỉ tiêu. Còn năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống mức quá thấp chỉ có 29.70 % do vậy, trong thời gian sắp tới chi nhánh cần cố gắng hơn nữa để thu hút nguồn vốn huy động, cần quan tâm nhiều đến việc mở rộng mạng lưới nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng gởi tiền vốn khó tính hơn khách hàng vay tiền, đồng thời phải quan tâm đúng mức đến đa dạng hoá hoạt động dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ thanh toán để hấp dẫn và phục vụ người gửi, làm cho nguồn vốn này chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn tại chi nhánh.

Hình 3.3 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TÌNH HÌNH VHĐ/TNV QUA CÁC TKSS 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 VHĐ/Tổng NV %

3.1.2. Tỷ số vốn huy động có kỳ hạn trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này thể hiện tính ổn định tại một tổ chức tín dụng, nếu tỷ lệ này quá lớn nó sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, nhưng nếu tỷ lệ này quá nhỏ thì ngân hàng không thể chủ động trong cho vay. Với loại vốn này thì ngân hàng có thể an tâm cho vay vốn khoảng 80% nguồn vốn này, nguyên do là khách hàng đợi đến đáo hạn mới rút tiền gửi, rất ít trường hợp rút tiền gửi sớm.

Tại chi nhánh chỉ tiêu này tăng trưởng khá nhanh từ cuối năm 2006 sang 2008, cụ thể năm 2006 chỉ tiêu này là 59.54%, đến năm 2007 tăng lên 75.83% và chỉ số này tiếp tục

tăng năm 2008 là 90.14%. Nhìn chung, vốn huy động có kỳ hạn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng nguồn vốn huy động trên 50%, cho nên ngân hàng có thể an tâm chủ động trong việc sử dụng vốn để sinh nhiều lợi nhuận.

Hình 3.4 : BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN VHĐCKH / TỔNG VHD 0.00 10.00 20.00 30.00 40.00 50.00 60.00 70.00 80.00 90.00 100.00 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

3.1.3. Tỷ số vốn huy động không kỳ hạn / Tổng vốn huy động

Tỷ lệ này cho biết vốn huy động lãi suất thấp chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn huy động. Nếu tỷ lệ này càng lớn thì sự chênh lệch lãi suất giữa đầu vào và đầu ra của tổ chức tín dụng càng cao, từ đó làm gia tăng lợi nhuận cho tổ chức tín dụng. Tuy nhiên tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – CN An Giang nguồn vốn huy động từ loại tiền gửi này quá thấp không đáng kể nên ta bỏ qua chỉ tiêu này không đánh giá.

3.1.4. Đánh giá hiệu quả của một số sản phẩm ngân hàng đối với tình hình huy động vốn vốn

Chỉ tiêu này tập trung vào vấn đề thu nhập và chi phí, nếu tỷ số này nhỏ hơn 60% ngân hàng hoạt động có hiệu quả, ít tốn kém chi phí nhưng thu lợi nhuận từ hoạt động này lại cao.

Qua 3 thời kỳ so sánh chỉ số này lại quá cao. Cuối năm 2006 do mới thành lập phát sinh nhiều chi phí, đồng thời chưa thu hút được khách hàng nên thu nhập ít, chi phí nhiều, dẫn đến lợi nhuận thuần âm do vậy chỉ số này lên đến 94.97%. Qua một năm rưỡi hoạt động, hoạt động đến cuối năm 2007 chỉ số này tuy có giảm nhưng vẫn còn cao hơn mức chỉ tiêu chuẩn vì trong thời gian này chi nhánh mở thêm phòng giao dịch Châu Đốc nên thu nhập chưa bù đắp được chi phí, chỉ tiêu này vào cuối quý II năm 2007 là 83.92%. Nhận thấy được điều đó, SCB An Giang ra sức tiếp thị các sản phẩm ngân hàng đến với khách hàng đưa ngân hàng đến gần với khách hàng hơn, nhưng hoạt động của ngân hàng tốt vẫn chưa tốt hơn và tỷ số này lại tăng đến 91.70%, điều này chứng tỏ rằng ngân hàng

Trong quá trình phân tích trên ta thấy thời gian gần đây ngân hàng đã bắt đầu hoạt động kinh doanh có lãi và ổn định. Trong thời gian đầu mới thành lập nên chi phí cao và chưa thu hút được nhiều khách hàng do đó dẫn đến lợi nhuận âm hoặc ít. Về tình hình huy động vốn do ngân hàng có những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh nên đã góp phần làm gia tăng nguồn vốn huy động cho ngân hàng. Do có những sản phẩm mang lại cho ngân hàng một lượng vốn huy động rất lớn tuy nhiên cũng có những sản phẩm ngân hàng mới đưa ra thị trường chưa mang lại hiệu quả kinh tế cao, song nó cũng góp phần làm tăng nguồn vốn huy động của ngân hàng từ dân cư và các tổ chức kinh tế.

3.2. Tình hình thực hiện kế toán huy động các tổ chức cá nhân trong nước tại chi nhánh An Giang : nhánh An Giang :

3.2.1. Văn bản, hồ sơ thực hiện công tác huy động vốn tại ngân hàng TMCP Sài Gòn :

3.2.1.1.Văn bản thực hiện công tác huy động vốn tại SCB AG

Sau khi Luật Ngân hàng Nhà nước và Luật tổ chức tín dụng ra đời có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/2002 đã mở ra một bước ngoặt mới cho hoạt động ngân hàng. Đây là môi trường pháp lí cho hoạt động ngân hàng đảm bảo an toàn.

Căn cứ Nghị định số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng thương mại;

Căn cứ Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20/09/2001 của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;

Căn cứ Quyết định số 1284/2002/QĐ-NHNN ngày 21/11/2002 của Thống đốc NHNN ban hành Quy chế mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và Tổ chức tín dụng.

Căn cứ điều lệ về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng TMCP Sài Gòn ban hành kèm theo Quyết định số 335/QĐ-NHNN ngày 08/04/2003 của Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước;

Căn cứ nội dung Nghị quyết 1 – Biên bản tổng hợp ý kiến biểu quyết bằng văn bản xác định quyết định của HĐQT số 97/BB/SCB-HĐQT.08 ngày 19/11/2008 về việc chấp thuận ban hành về việc huy động vốn.

Và theo đề nghị của Khối tiền gửi và dịch vụ phi tín dụng đã ban hành kèm theo Quyết định “ Quy định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi của khách hàng “ tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 15/12/2008.

Với văn bản này, qui định mới nhất trong giai đoạn hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn – chi nhánh AG đang dần thích ứng và triển khai áp dụng thật tốt góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

3.2.2.2. Hồ sơ mở tài khoản tiền gửi của khách hàng tại SCB AG :

¾ Đối với Tổ chức gồm các giấy tờ chính sau :

- Các giấy tờ chứng minh việc tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

- Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của Chủ Tài khoản, Kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ( nếu có ).

- Các giấy tờ có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

¾ Đối với Đồng chủ Tài khoản gồm các giấy tờ chính sau : (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Giấy đề nghị mở Tài khoản Đồng chủ tài khoản;

- Các giấy tờ chứng minh việc các tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật ( nếu là tổ chức ).

- Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện hợp pháp của người dại diện cho Tổ chức tham gia tài khoản Đồng chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán ( nếu có ).

- Văn bản thỏa thuận ( hợp đồng ) quản lý và sử dụng tài khoản chung của các Đồng chủ tài khoản.

- Các giấy tờ có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

¾ Đối với cá nhân gồm các giấy tờ chính sau :

- Giấy đề nghị mở Tài khoản;

- Giấy tờ chứng minh/nhận dạng nhân thân Chủ tài khoản.

- Các giấy tờ chứng minh tư cách đại diện, Người giám hộ hợp pháp cuả Người chưa thành niên, Người mất năng lực hành vi dân sự, Người hạn chế năng lực hành vi dân sự ( nếu có ).

- Các giấy tờ có liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài các giấy tờ chính quy định trên, để phục vụ yêu cầu và đặc thù hoạt động của SCB từng thời kỳ, SCB có quyền yêu cầu khách hàng cung cấp thêm các giấy tờ cần thiết khác bổ sung cho Hồ sơ mở Tài khoản. Các yêu cầu này sẽ được công khai và có hướng dẫn cụ thể phù hợp với từng đối tượng khách hàng.

Các giấy tờ trong bộ Hồ sơ mở Tài khoản có thể là bản gốc hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan cấp bản chính hoặc có công chứng, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc bản sao có xác nhận của SCB sau khi đã đối chiếu với bản chính. Các yếu tố kê khai trong bộ hồ sơ mở Tài khoản phải chính xác, đúng sự thật. Khách hàng phải chịu trách nhiệm về các yếu tố đã đăng ký trong Hồ sơ mở Tài khoản thông báo ngay với SCB nếu có thay đổi các yếu tố trong hồ sơ mở Tài khoản.

Tổ chức - Giấy đề nghị mở Tài khoản; - Các giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân, đại diện hợp pháp chủ Tài khoản. - Các giấy tờ khác có liên Đồng chủ Tài khoản Cá nhân quan. Hình 3.5 : SƠ ĐỒ QUY TRÌNH TÓM TẮT HỒ SƠ MỞ TÀI KHOẢN CỦA KHÁCH HÀNG

3.2.2. Kế toán nghiệp vụ huy động vốn tổ chức cá nhân trong nước của ngân hàng. hàng.

3.2.2.1. Nguyên tắc kế toán :

¾ Khi hạch toán trên tài khoản tiền gửi phải đảm bảo tính cân đối của tài khoản giữa Nợ và Có. Để đảm bảo nguyên tắc này mọi giao dịch phải được cập nhật và cân đối ngay từ giao dịch viên kế toán sổ phụ.

¾ GDV mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào sổ tài khoản chi trả tiền, nhận tiền…để tránh việc mở tài khoản không có thực.

¾ Tiền lãi tiền gửi được chi trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có trích trước tiền lãi phải trả vào chi phí ( Lãi cộng dồn dự trả trên tài khoản tiền gửi ) đối với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, cần phải quan tâm đến thời hạn trích trước ( của năm tài chính ) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ trả lãi bao gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kỳ ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào chi phí.

¾ Tất cả các số phát sinh bị từ chối cần được xử lý như các số phát sinh ngoại lệ, có nghĩa là khi có những số phát sinh bị từ chối phải xem xét và đưa ra các quyết định xử lý tùy theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp ( Ví dụ :

một khách hàng tư chối thanh toán do nghi ngờ ngân hàng tính sai phí, hoặc thanh toán sai một tờ séc…). Kế toán viên cần phải kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến việc “ từ chối “ và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót.

3.2.2.2. Quy trình thủ tục các sản phẩm tiền gửi :

a.Quy trình tin gi : Quy trình tiền gửi được thiết lập ở mỗi ngân hàng hay bộ phận giao dịch tiền gửi là có thể khác nhau tùy theo cách thức tổ chức của mỗi ngân hàng, nhưng việc thiết lập quy trình tiền gửi phải đạt được yêu cầu kiểm soát được tất cả các nghiệp vụ phát sinh dù nó được ghi chép bằng tay, bằng máy hay bằng hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.

b.Quy trình th tc :

Đối với khách hàng là cá nhân ( TGTK, TGTT )

Quy trình gửi tiền tiết kiệm :

Đối với khách hàng chưa có CIF ( Mã số khách hàng ) tại ngân hàng thì ngân hàng hướng dẫn khách hàng điền vào giấy đăng ký mở tài khoản tài khoản. Sau đó thực hiện theo các bước giống như khách hàng đã mở CIF tại ngân hàng.

Cách thực hiện :

- GDV đưa cho khách hàng phiếu gửi tài khoản được in theo mẫu của ngân hàng, khách hàng điền vào, sau đó GDV in ra làm 2 liên, trong đó một liên giao cho khách hàng, liên còn lại GDV giữ.

- Sau đó GDV đưa cho khách hàng tờ giấy bảng kê nộp tiền, khách hàng kê tiền vào bảng kê.

- Trường hợp khách hàng có nhu cầu rút tiền thì GDV đưa cho khách hàng giấy ngân hàng chi ra ( màu xanh ). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nếu khách hàng có nhu cầu gửi tiền thì ngân hàng đưa cho khách hàng giấy nộp tiền vào ngân hàng ( màu đỏ ).

- Căn cứ vào bảng kê nộp tiền của khách hàng, GDV tiến hành việc nhận tiền. Sau khi đã kiểm đếm đủ, GDV nhập giao dịch nộp tiền vào hệ thống, chuyển màn hình và chứng từ cho kiếm soát viên để kiểm tra và phê duyệt. - Kiếm soát viên phê duyệt :

Kiểm soát viên kiểm tra thông tin trên hệ thống và chứng từ + Nếu khớp đúng thì kiếm soát viên sẽ phê duyệt màn hình.

+ Nếu không khớp đúng thì kiếm soát viên không phê duyệt màn hình và chuyển lại chứng từ cho GDV. Sau khi thông tin đã được điều chỉnh chính xác, kiểm soát viên sẽ phê duyệt màn hình, sau khi kiểm soát viên phê duyệt thì hệ thống sẽ tự động cập nhật giao dịch.

- In thẻ tiết kiệm :

+ Sau khi kiểm soát viên phê duyệt màn hình xong, GDV sẽ vào hệ thống Smarbank để in thẻ tiết kiệm.Thẻ tiết kiệm gồm 2 mặt :

o Mặt bên trong gồm : các thông tin liên quan đến khách hàng ( tên khách hàng, tên tài khoản ).

o Mặt bên ngoài gồm : thông tin về số dư, kỳ hạn gửi, loại tiền, ngày đáo hạn của thẻ, phương thức trả lãi…Kiểm soát viên ký duyệt trên chứng từ bao gồm : bảng kê nộp tiền,thẻ tài khoản. Chuyển thẻ tiết kiệm sang Lãnh đạo phòng ký duyệt phát hành thẻ tiết kiệm.

- Lãnh đạo phòng phê duyệt ( Trưởng phòng )

Trưởng phòng kiểm tra thông tin và ký tên lên mặt ngoài của Thẻ tiết kiệm, chuyển trả lại cho GDV.

- GDV lưu chứng từ, kết thúc giao dịch.

GDV giao cho khách hàng liên 2, biên lai nộp tiền và thẻ tiết kiệm. Chứng từ bao gồm phiếu hạch toán và phiếu nộp tiền được lưu theo bảng liệt kê chứng từ phát sinh hàng ngày của từng GDV. Bảng kê nộp tiền lưu riêng theo từng tháng. Kết thúc giao dịch.

• Quy trình tiền gửi thanh toán :

Đối với việc thanh toán bằng thẻ :

- Khách hàng là cá nhân chỉ cần mang đến ngân hàng giấy chứng minh nhân dân,sau đó GDV đưa cho khách hàng mẫu giấy đăng ký mở tài khoản, khách hàng điền vào đầy đủ thông tin trên giấy đăng ký. Kế đó, GDV sẽ đem giấy CMND của khách hàng đi photo, sau đó gửi trả lại cho khách hàng, kẹp bản sao CMND cùng với giấy mở tài khoản. Kết thúc quy

Một phần của tài liệu 42 Kế toán huy động vốn tiền gửi của các tổ chức cá nhân trong nước và các giải pháp tăng cường công tác huy động vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Chi nhánh An Giang (Trang 51)